Chị Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu những giá trị độc đáo của các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng

Chị Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu những giá trị độc đáo của các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng

(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị  Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.

 

Chị Nguyễn Thị Thi, sinh năm 1971 tại xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội. Không phải người gốc Hoà Bình nhưng với chị, nơi đây là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, là cánh diều nâng cánh ước mơ và là mảnh đất chắt chiu niềm hạnh phúc. Từ bé, chị đã rất thích nghe ông nội và bố - vốn là người mê sách, thông sử kể chuyện về những vùng đất văn hiến, những người anh hùng được lịch sử ghi danh. Đặc biệt, trong ký ức tuổi thơ của chị, những lúc được theo bố vào tham quan các đình, chùa, di tích là những chuyến đi ý nghĩa nhất. Niềm say mê các giá trị văn hoá cổ cứ ngấm dần vào chị lúc nào không hay. Sau đó, Thi chọn học khoa bảo tàng – Đại học Văn hoá Hà Nội.

 

Tháng 9/1991, Nguyễn Thị Thi về công tác tại Bảo tàng tỉnh Hoà Bình. Công việc tưởng chừng quá khô khan và già cỗi đối với một cô gái 20 tuổi, nhưng với Thi, nó chất chứa những giá trị không thể đong, đếm được. 10 năm (1991 – 2001) trong vai trò là cán bộ nghiệp vụ, Thi đã dốc sức vào công việc, hết nâng niu bảo quản những hiện vật trong bảo tàng lại xông xáo tham gia những chuyến công tác thực nghiệm. Năng lực và tâm huyết của Thi dần dần được nhiều đồng nghiệp ghi nhận. Sau đó, chị lần lượt được đề bạt là Phó phòng nghiệp vụ (từ tháng 11/2001 – tháng 12/2002), Trưởng phòng nghiệp vụ (tháng 1/2003 – 11/2009), Phó giám đốc (tháng 2/2003 – 5/2007) và đến tháng 6/2007, chị được tín nhiệm đảm trách vai trò Giám đốc Bảo tàng tỉnh khi chưa đầy 36 tuổi.

“Ăn cơm Hoà Bình, uống nước Hoà Bình và thành người Hoà Bình” - chị Thi vẫn vui vẻ nói về mình như vậy. Thấm thoắt đã hơn 20 năm chị gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình. Hơn 20 năm công tác, chị đã cùng với đồng nghiệp mải miết đi tìm những hiện vật bị chìm sâu dưới lớp bụi thời gian, bóc tách những giá trị còn lẩn khuất trong từng hiện vật để bảo quản, trưng bày, quảng bá hiện vật. Công tác bảo tàng tuy vất vả nhưng đã mang tới cho chị điều quý giá nhất: Niềm hạnh phúc được cống hiến cho điều mình thực sự đam mê.

 

Tự tin đảm nhiệm vai trò Giám đốc hơn ba năm nay, chị Nguyễn Thị Thi cùng với 19 CB- CNVC Bảo tàng tỉnh Hoà Bình đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt công việc. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ chung của ngành cũng như các chỉ tiêu, mục tiêu của đơn vị trong từng mốc thời gian cụ thể, chị đã chỉ đạo đơn vị triển khai các hoạt động phù hợp, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ, dần dần khẳng định tầm quan trọng của Bảo tàng Hoà Bình trong sự phát triển chung của ngành VH- TT&DL tỉnh. Trong 3 năm liên tục, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Riêng cá nhân Giám đốc Nguyễn Thị Thi với nhiều cố gắng vượt bậc, trong 5 năm 2006 – 2010, chị đã liên tục đạt chiến sỹ thi đua cơ sở. Năm 2006 được Bộ VH- TT&DL tặng Bằng khen. Năm 2008 được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2009 được BCH Công đoàn viên chức tỉnh tặng giấy khen “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2005 – 2009. Gần đây nhất, chị vinh dự được tặng tưởng danh hiệu “Điển hình tiên tiến” của ngành VH-TT&DL tỉnh giai đoạn 2006 – 2010.

  

 

                                                                                                Phan Anh

 

Các tin khác

Dấu vết dòng sông cổ ở Kinh đô Thăng Long.
Ông Thùy bên chiếc chiêng gò bằng tay.
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gắn danh hiệu giải nhất cho trâu của ông Đinh Công Búp, xóm ưng, xã Phú Vinh .

Không chiếu phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long"

Không chiếu trong dịp Đại lễ - đó là thông báo chính thức từ Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện về "số phận" bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vốn gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Nét đẹp "Gia đình Việt Nam xưa và nay"

Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Những kỳ tích đen & trắng

Trước sự tấn công ồ ạt của kỹ thuật máy ảnh số và công nghệ photoshop, gần chục năm qua, nhiếp ảnh đen trắng ngỡ như bị vùi dập không ngóc đầu lên được. Hàng chục vạn người chơi máy ảnh nghiệp dư coi ảnh đen trắng là câu chuyện cổ. Còn các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không mấy ai mặn mà với hai mầu bình dân này bởi lẽ thị trường đòi hỏi, không thể đùa được với chuyện cơm áo gạo tiền, nên họ thường xếp ảnh đen trắng vào loại tồn kho. Tuy vậy, vẫn còn không ít người coi loại ảnh nhà nghèo này vào hàng nghệ thuật thứ thiệt. Họ miệt mài sáng tạo và kiên trì khám phá mảnh đất tưởng như cằn cỗi này. Và thật bất ngờ, trong thời gian gần đây, họ đã làm sống dậy những câu chuyện lạ lùng từ hai mầu đen trắng trong các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới (FIAP) tổ chức.

Xóm Mời Mít, Xã Yên Mông: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.

Người Hà Nội với điện ảnh

Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.

Hoàn thành cuộc “Hành hương về nguồn cội” dâng tặng tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"

Xuất phát từ TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sau gần một tháng thực hiện lễ rước “Hành hương về nguồn cội”, sáng 28-9, các nghệ nhân, nghệ sĩ Công ty XQ Việt Nam đã tổ chức lễ hội dâng tặng Thủ đô Hà Nội tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật kích thước lớn "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục