Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2010), sáng 4/10, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ VH-TT và DL, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tố Hữu - Thân thế và sự nghiệp”. Tới dự, có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; các thế hệ lãnh đạo Ban Tuyên giáo TƯ và đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu cùng gia đình nhà thơ Tố Hữu.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Tô Huy Rứa đã nêu bật vai trò của nhà thơ Tố Hữu là “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt
Nhà thơ Hữu Thỉnh, tướng Đồng Sĩ Nguyên, GS Hà Minh Đức, GS Mai Quốc Liên, GS Phong Lê, GS Trần Thanh Đạm, nhà phê bình Lê Thành Nghị, nhà thơ Vũ Quần Phương, Nguyễn Bao,… đã chia sẻ những góc nhìn khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu.
Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định, thơ Tố Hữu là tiếng nói tình cảm, yêu thương thấm thía với biệt tài nổi trội là biến những khoảnh khắc thành vĩnh cửu trong thi ca ông. Nhiều vấn đề ông đặt ra đến nay còn nguyên giá trị. Sức hút nổi bật của thơ Tố Hữu còn là sự nhất trí cao giữa tư tưởng và hành động, giữa nội dung và nghệ thuật. Bởi thế, Tố Hữu là một trong những nhà thơ có lượng công chúng và lượng xuất bản rộng rãi nhất.
GS Hà Minh Đức cũng nhấn mạnh: Trên 6 thập kỷ đến với thơ, Tố Hữu đã có những đóng góp quan trong cho thơ ca thời hiện đại. Sự gặp gỡ giữa tuổi trẻ, cách mạng và thơ là sự hòa hợp kỳ diệu để tạo nên một đời thơ, phong cách thơ giàu bản sắc ngay từ buổi đầu. Trong thơ Tố Hữu có lý trí, tình cảm, chất lãng mạn và cuộc đời thực, cái tôi và cộng đồng, tượng trưng và hiện thực, dân tộc và hiện đại. Tất cả tạo nên một sự hòa hợp thơ bền vững trong suốt những chặng đường thơ cách mạng. Thời gian đã và sẽ ghi nhận những đóng góp của dân tộc, với nhân dân của ông. Chúng ta trân trọng những giá trị thơ mà Tố Hữu đã đem đến cho cách mạng, cho đời. Một thập kỷ của thế kỷ 21 đã sắp qua, thơ Tố Hữu vẫn hiện diện, vẫn được đón nhận trên dòng thời gian và được bạn đọc trân trọng.
Các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình đều nhất trí rằng, thơ Tố Hữu đồng hành với lịch sử đất nước, lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc và cả thế giới trên những chặng đường lớn của thế kỷ 20. Thơ ông luôn đón nhận kịp thời mối giao cảm thời đại, kiên trì và chung thủy với những gì đã được xác định từ tập thơ “Từ ấy”.
Từ nội dung đến hình thức, từ tư tưởng đến nghệ thuật, thơ Tố Hữu là thơ dân tộc và thơ nhân dân. Nhiều thập kỷ đã trôi qua, nhưng đọc lại thơ ông, vẫn nhận ra tài năng lớn nhất chính là sự say đắm và cường độ say đắm lý tưởng cách mạng, sẵn sàng dấn thân. Bởi vậy, thơ ông là một bộ phận không thể tách rời cách mạng, không thể tách rời thời đại. Tố Hữu chính là nhà thơ Việt
Các sáng tác của ông đều là động lực tinh thần tác động tới đời sống xã hội và đánh dấu những sự kiện chính trị, lịch sử của đất nước: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Việt Nam máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta, vv… Thơ Tố Hữu luôn trong sáng, giản dị, dù là đi vào cuộc chiến đấu long trời lở đất hay đi vào cuộc sống làm lụng lo toan, xây dựng đất nước, con người. Mà, giản dị là đỉnh cao mà mọi nghệ thuật, mọi nghệ sĩ mong muốn đạt tới, song thường vô cùng khó đạt. Tố Hữu, suốt một đời thơ cho đến những bài thơ cuối đời, là thơ của một hồn thơ lớn nói lên thành những lời giản dị.
Dù nhiều ý kiến khác nhau ở hội thảo, song tất cả đều gặp nhau ở một điểm: đánh giá cao sự cống hiến của nhà thơ Tố Hữu cho sự nghiệp cách mạng, cho nhân dân. Cuộc sống, sự nghiệp chính trị của Tố Hữu có một vị trí xứng đáng trong lịch sử cách mạng và trong lịch sử văn hóa nước nhà
Theo CAND
(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.
Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.
Hai sản phẩm được làm từ đôi tay tài hoa của những người thợ xứ Huế đang trên đường ra Hà Nội mừng đại lễ. Đó là chiếc chiêng đồng gò bằng tay và chiếc trống lớn.
Từ 1 đến 10/10, hàng loạt các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với quy mô lớn sẽ diễn ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
(HBĐT) - Trong hai ngày 29 và 30/9, tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã diễn ra Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Trung tâm KN-KN Quốc gia; Sở NN&PTNT các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nội; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh; cùng hàng nghìn bà con nông dân của huyện Tân Lạc.
Không chiếu trong dịp Đại lễ - đó là thông báo chính thức từ Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện về "số phận" bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vốn gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.