Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thủ đô Hà Nội lại cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, tiến tới thống nhất nước nhà
Bằng những việc làm cụ thể, chính quyền và nhân dân Hà Nội nhanh chóng ổn định đời sống và lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, từng bước chuyển dần từ một thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất. Tới năm 1965, Hà Nội có 79 xí nghiệp quốc doanh Trung ương, 55 xí nghiệp quốc doanh địa phương và 431 HTX thủ công nghiệp. Ðặc biệt là một số khu công nghiệp mới được xây dựng như: Thượng Ðình, Yên Viên, Ðông Anh,... và qua đó Hà Nội đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của miền bắc. Thành phố có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho nông dân, phát triển thủy lợi, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp, bước đầu đưa điện về nông thôn, xây dựng các trạm máy kéo, thực hiện thâm canh tăng năng suất, quy hoạch, xây dựng các nông trường, trại chăn nuôi ở Ðông Anh, Toàn Thắng, Tam Thiên Mẫu, Tự Do, Tiên Châu, Tiên Lạc... Ðồng thời, nhân dân Hà Nội luôn thể hiện tình cảm sâu nặng đối với đồng bào miền nam qua nhiều phong trào thi đua như Ngày thứ bảy đẩy mạnh đấu tranh thống nhất Tổ quốc, Mỗi người làm việc bằng hai, Vì miền Nam ruột thịt, Vì Sài Gòn - Huế thân thương... Và trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, chỉ bốn ngày sau khi đế quốc Mỹ đánh phá miền bắc bằng không quân (5-8-1964), thanh niên Thủ đô đã khởi xướng phong trào thanh niên Ba sẵn sàng, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa đội quân viễn chinh vào miền nam, vừa tiến hành chiến tranh cục bộ, vừa mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc. Hà Nội trở thành mục tiêu đánh phá chủ yếu của máy bay Mỹ. Trong đó nổi lên là sự kiện ngày 18-12-1972, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng lớn máy bay B52 mở chiến dịch tập kích chiến lược bằng không quân đánh phá Hà Nội. Chính trong đêm hôm đó, chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân Thủ đô. Trong 12 ngày đêm, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ, trong đó có 23 máy bay B52 và hai máy bay F111. Ðây là chiến công vô cùng to lớn trong lịch sử chiến tranh nhân dân của ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền bắc. Cùng với cả nước, quân dân Hà Nội đã đập tan "huyền thoại về B52" - loại máy bay được quảng bá là bất khả xâm phạm, một trong bộ ba vũ khí chiến lược của đế quốc Mỹ. Sự đóng góp to lớn của quân dân Hà Nội vào chiến công chung của cả nước, đã được bạn bè năm châu yêu mến, khâm phục và ca ngợi là "Thủ đô của phẩm giá con người".
Trong 10 năm (1965-1975), Hà Nội có 29 đợt tuyển quân, động viên hơn 89 nghìn thanh niên lên đường chiến đấu trên các chiến trường miền nam. Hàng nghìn gia đình có từ hai đến bảy con đi bộ đội. Hàng trăm gia đình có con trai độc nhất cũng tình nguyện lên đường nhập ngũ. Trong mười năm, thành phố đã động viên vào quân đội 5.107 đảng viên, 36.425 đoàn viên, 163 bác sĩ, 168 y sĩ, 362 kỹ sư, 137 trung cấp kỹ thuật và hơn 3.300 người thợ. Số học sinh PTTH và sinh viên đại học chiếm 35,1% quân số động viên của thành phố. Dưới bom đạn của kẻ thù, nông nghiệp ở ngoại thành đã vươn lên trở thành địa phương thứ hai của miền bắc vượt qua sản lượng 5 tấn/ha. Trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân vẫn được bảo đảm. Chính quyền đã phát huy được hiệu lực trong xây dựng kinh tế, văn hóa, tổ chức đời sống, quản lý, phòng không sơ tán, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Ðến năm 1975, Ðảng bộ Hà Nội có hơn 65 nghìn đảng viên, trong đó có hơn 12.800 đảng viên là công nhân, 8.500 đảng viên là nông dân. Trong tất cả các lĩnh vực công tác, sản xuất, chiến đấu và phục vụ đời sống, đảng viên đều tỏ rõ tính tiên phong gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, ngày 23-12-1972, Hà Nội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng "Hà Nội đã lập công to xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của cả nước".
Theo ND
(HBĐT) - Trong hai ngày 29 và 30/9, tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã diễn ra Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Trung tâm KN-KN Quốc gia; Sở NN&PTNT các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nội; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh; cùng hàng nghìn bà con nông dân của huyện Tân Lạc.
Không chiếu trong dịp Đại lễ - đó là thông báo chính thức từ Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện về "số phận" bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vốn gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
Cuộc thi ảnh "Gia đình Việt Nam xưa và nay với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức đã nhận được hơn một nghìn tác phẩm trong cả nước. 200 ảnh được chọn để triển lãm, trong đó Hội đồng giám khảo đã trao một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và 15 giải khuyến khích. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào những ngày cả Thủ đô cùng đón mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trước sự tấn công ồ ạt của kỹ thuật máy ảnh số và công nghệ photoshop, gần chục năm qua, nhiếp ảnh đen trắng ngỡ như bị vùi dập không ngóc đầu lên được. Hàng chục vạn người chơi máy ảnh nghiệp dư coi ảnh đen trắng là câu chuyện cổ. Còn các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không mấy ai mặn mà với hai mầu bình dân này bởi lẽ thị trường đòi hỏi, không thể đùa được với chuyện cơm áo gạo tiền, nên họ thường xếp ảnh đen trắng vào loại tồn kho. Tuy vậy, vẫn còn không ít người coi loại ảnh nhà nghèo này vào hàng nghệ thuật thứ thiệt. Họ miệt mài sáng tạo và kiên trì khám phá mảnh đất tưởng như cằn cỗi này. Và thật bất ngờ, trong thời gian gần đây, họ đã làm sống dậy những câu chuyện lạ lùng từ hai mầu đen trắng trong các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới (FIAP) tổ chức.
(HBĐT) - Con đường bê tông kiên cố đi giữa hai rặng tre xanh yên bình dẫn chúng tôi vào thăm xóm Mời Mít (xã Yên Mông, thành phố Hoà Bình). Bên cạnh những ngôi nhà xây mới khang trang, nếp nhà sàn truyền thống được giữ lại như một minh chứng về sức sống lâu bền và ý nghĩa của văn hoá Mường trong cuộc sống đương đại. Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, Mời Mít vẫn trân trọng lưu giữ những bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.
Hà Nội, chỉ tính từ thời định đô cũng đã một ngàn năm, cả ngàn năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ lần lượt kéo về đây sinh cơ lập nghiệp. Các thế hệ đã đem đến những lề thói của địa phương mình, chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên tinh hoa kinh kỳ. Thăng Long - Hà Nội đã tiếp thu tài hoa của các vùng. Điều này có nghĩa là văn minh của Hà Nội chính là bản lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của đất thủ đô. Đó là sản phẩm, đồng thời là động lực để người Thăng Long - Hà Nội sáng tạo ra những thành tựu rực rỡ về các mặt, mà tiêu biểu là những nhân cách Hà Nội đã được lịch sử khẳng định.