Tại lễ khánh thành Bảo tàng Hà Nội ngày 6-10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng xúc động phát biểu: “Đã từ lâu chúng ta ao ước có một bảo tàng để lưu giữ, trưng bày, giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của thủ đô, nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển. Nếu không làm được điều đó là có tội với tiền nhân, có lỗi với các thế hệ mai sau. Xin chia vui với Hà Nội vì niềm ao ước ấy nay đã trở thành hiện thực”.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khánh thành Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: MINH ĐIỀN


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, có được tòa nhà bảo tàng là bước khởi đầu quan trọng nhưng phần công việc lớn tiếp theo là tập hợp, tổ chức trưng bày, giới thiệu hiện vật với công chúng, đồng thời quản lý tốt bảo tàng trong suốt quá trình hoạt động.

Bảo tàng Hà Nội đã chính thức được khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bảo tàng được xây dựng trên diện tích 8.000m² với thiết kế kiến trúc độc đáo hình Kim Tự tháp ngược (tầng bốn có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần); gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm với diện tích sử dụng 30.000m² và kinh phí đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Cùng với Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Bảo tàng Hà Nội góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc liên hoàn, hài hòa; là điểm nhấn cảnh quan, điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách trong, ngoài nước.

Khi hoàn chỉnh sẽ có khoảng 50.000 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, trong số đó có hàng ngàn cổ vật từ các bộ sưu tập tư nhân, nhiều cổ vật có niên đại trên dưới 1.000 năm. Sau khi trưng bày giới thiệu đến công chúng thủ đô và du khách, một phần trong số này sẽ được các nhà sưu tập tặng lại bảo tàng để lưu giữ và bảo tồn.

Đáng lưu ý, tại tầng 1 trưng bày mô hình cột chạm hình rồng thời Lý, các hiện vật gốm sứ đặc sắc thời Lý - Trần – Lê cùng nhiều ảnh, tư liệu khoa học thời Đại Việt và việc phát hiện cổ vật khu vực Hoàng thành Thăng Long. Khu vực khánh tiết được bố trí hai màn chiếu lớn, chiếu các đoạn phim 3D về thiết kế ý tưởng trưng bày tổng thể và quá trình triển khai xây dựng công trình Bảo tàng Hà Nội... Tầng 2 là khu trưng bày tự nhiên và thời kỳ tiền Thăng Long với điểm nhấn là Trống đồng Cổ Loa và hình ảnh về 3 vòng thành Cổ Loa thời An Dương Vương.

Khi mở cửa chính thức, các hiện vật trong Bảo tàng Hà Nội sẽ được trưng bày theo hình vòng xoáy. Ở vị trí trung tâm là hình tượng con rồng, xoay quanh đó là các chủ đề về con người, địa danh, vật thể và sự kiện. Việc sử dụng các công nghệ hiện đại phục vụ công tác trưng bày sẽ được chú trọng nhằm kể lại những câu chuyện sinh động, hấp dẫn về mảnh đất Thăng Long – Hà Nội với 3 đặc điểm quan trọng nhất: Văn hiến (văn hóa vật thể và phi vật thể), Anh hùng và Hòa bình (thủ đô trong chiến tranh, trong lao động sáng tạo...).

“Sau 28 năm kể từ ngày thành lập, giờ đây hàng chục ngàn hiện vật quý đã có một “ngôi nhà” không chỉ khang trang mà còn đẹp, hiện đại bậc nhất cả nước và trong khu vực”, một cựu lãnh đạo TP Hà Nội chia sẻ trong lễ khánh thành. Là người nặng lòng với những vấn đề văn hóa, ông từng đau đáu dõi theo dự án Bảo tàng Hà Nội. Hai năm sau khi thành lập Bảo tàng Hà Nội (năm 1982), những ý tưởng về xây dựng một bảo tàng tầm cỡ cho thủ đô đã có, song vì nhiều lý do khác nhau, hàng ngàn hiện vật quý đã phải long đong “ở đậu” ở nhiều nơi. Gần 20 địa điểm được lần lượt đưa ra để xây dựng bảo tàng, trước khi tòa nhà đẹp đẽ và hiện đại này bắt đầu được khởi công xây dựng (ngày 19-5-2008)…

Bảo tàng Hà Nội mở cửa sẽ là địa chỉ hấp dẫn du khách, bởi nơi đây trưng bày những giá trị văn hóa quý giá của thủ đô, trong suốt chiều dài lịch sử

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác

Lãnh đạo Sở VH- TT- DL trao Bằng chứng nhận di tích lịch sử cho UBND xã Nhân Nghĩa
Cảnh trong phim “Long thành cầm giả ca”
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phát hiện hang người nguyên thủy ở Tuyên Quang

Các nhà khảo cổ học lại phát hiện hang Thẩm Vài, tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là nơi cư trú của người nguyên thủy, có niên đại cách đây khoảng 6.000-7.000 năm.

Anh hóa lời Việt - ’Đối thủ’ nặng kí của Đại-Lâm-Linh

Những người nghe nhạc Việt lại được một phen thực sự "choáng váng" với phiên bản Anh hóa lời Việt của ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa"

Triển lãm về Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa

Triển lãm chuyên đề về các nhân vật lịch sử, những vị Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam - những nhân tố quyết định làm nên lịch sử, tạo lập đất nước Việt Nam vừa khai mạc chiều nay, 4-10, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Tố Hữu - Thân thế và sự nghiệp”: Trọn vẹn cuộc đời cho cách mạng, cho thơ

Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2010), sáng 4/10, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ VH-TT và DL, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tố Hữu - Thân thế và sự nghiệp”. Tới dự, có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; các thế hệ lãnh đạo Ban Tuyên giáo TƯ và đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu cùng gia đình nhà thơ Tố Hữu.

Để Hà Nội “đẹp và duy nhất”

Hội thảo kiến trúc quốc tế “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: những dấu ấn kiến trúc qua năm tháng” nằm trong hoạt động thường niên “Gặp gỡ mùa thu” của các kiến trúc sư (KTS) Việt Nam và thế giới được tổ chức tại Hà Nội

Trình diễn điệu múa nghi lễ Phật giáo nhân Đại lễ

Những ngày Hà Nội và cả nước đang nô nức không khí Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chúng tôi có dịp gặp Đại đức Thích Thanh Phương, trụ trì chùa Đống Lim, quận Long Biên (Hà Nội).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục