Vua Trần Nhân Tông và những tác phẩm văn chương bất hủ

Vua Trần Nhân Tông và những tác phẩm văn chương bất hủ

Triển lãm chuyên đề về các nhân vật lịch sử, những vị Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam - những nhân tố quyết định làm nên lịch sử, tạo lập đất nước Việt Nam vừa khai mạc chiều nay, 4-10, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

 
TS. Phạm Quốc Quân cho biết, hơn 500 hiện vật được trưng bày được sưu tầm từ nhiều nguồn: Viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, bảo tàng các địa phương trong cả nước, tư liệu lưu giữ từ các di tích, và đặt biệt một phần không nhỏ từ các sưu tập tư nhân. Triển lãm giới thiệu những hình ảnh, tư liệu, có thể đưa đến công chúng những hình dung cơ bản về 50 vị anh hùng, danh nhân của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Trong số đó, hình ảnh và tư liệu của 22 vị anh hùng, danh nhân được trưng bày tĩnh, còn 28 vị khác được giới thiệu qua máy chiếu projecter.


Bắt đầu từ thời kỳ dựng nước (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), gắn với thời Hùng Vương xây dựng nhà nước Văn Lang, cho đến thời đại Hồ Chí Minh, triển lãm đã phác họa nên lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc. Bên cạnh hai phần lớn là giới thiệu về đất nước và các anh hùng, danh nhân, triển lãm cũng dành một phần lớn dung lượng giới thiệu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.


Các hiện vật, tư liệu gắn liền với các vị anh hùng, danh nhân là kết quả nghiên cứu, sưu tầm công phu, tiêu biểu cho sự đóng góp, tài năng, phẩm chất, cũng như vị trí quan trọng của họ trong lịch sử nước nhà. Có thể thấy ở đây một văn nhân quân sự mưu lược Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo, nhà vua-nhà cải cách vĩ đại Trần Nhân Tông với bản đồ thời Hồng Đức… từ những nữ tướng như Hai Bà Trưng đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Mỗi thời đoạn lịch sử dân tộc, mỗi vùng miền đều gắn liền với những con người kiệt xuất.


Ông Phạm Quốc Quân cũng cho biết, trong số hiện vật trưng bày, có nhiều tư liệu gốc, quý hiếm, lần đầu tiên được công bố.


Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 31-12.
 
 
 
                                                                                     Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ cổng đình - chùa làng Mọc Quan Nhân (một làng cổ ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) có thể thấy sự “áp đảo” của những khối nhà cao tầng khu đô thị Trung Yên kề ngay sát làng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thăng Long - Hà nội Thăng Long - Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1975: "Thủ đô của phẩm giá con người"

Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thủ đô Hà Nội lại cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, tiến tới thống nhất nước nhà

20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ

(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị  Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.

Thăng Long từng có một dòng sông tên gọi Ngọc Hà

Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.

Chiêng, trống Huế cất tiếng mừng đại lễ

Hai sản phẩm được làm từ đôi tay tài hoa của những người thợ xứ Huế đang trên đường ra Hà Nội mừng đại lễ. Đó là chiếc chiêng đồng gò bằng tay và chiếc trống lớn.

Các hoạt động sôi nổi trong 10 ngày diễn ra Đại lễ

Từ 1 đến 10/10, hàng loạt các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với quy mô lớn sẽ diễn ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010

(HBĐT) - Trong hai ngày 29 và 30/9, tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã diễn ra Hội thi trâu giống tốt tỉnh Hoà Bình năm 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Trung tâm KN-KN Quốc gia; Sở NN&PTNT các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Nội; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh; cùng hàng nghìn bà con nông dân của huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục