Những người nghe nhạc Việt lại được một phen thực sự "choáng váng" với phiên bản Anh hóa lời Việt của ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa"

 

Ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" dịu dàng, lãng đãng đã rất quen thuộc với người Hà Nội của nhạc sĩ Trương Quý Hải, phổ thơ Bùi Thanh Tuấn, đã được một nhóm bạn hát lại bằng tiếng Anh và được xem là một trong những dự án nhóm cá thể rất ’hoành tráng’ chào mừng ngày Đại lễ.

Sau đây là một đoạn lời bài hát được chuyển ngữ sang tiếng Anh:

“Hanoi’s this season… absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, You inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return ....”  (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về).


1.jpg
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa (Ảnh chụp từ clip)

Ca khúc này nằm trong Album “Tình ca 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội", một tặng phẩm gửi tới Ban tổ chức chương trình “Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội”. CD gồm 10 bài hát rất nổi tiếng về Hà Nội và Sài Gòn được chuyển ngữ, do nhóm BSP Entertainment (gồm những thành viên là bác sĩ, nghệ sĩ, sinh viên) tại TPHCM gửi tặng. Những người làm ra sản phẩm này cho biết đó là tấm lòng hướng về Đại lễ và muốn được bạn bè thế giới có điều kiện nghe và hiểu được những ca khúc hay về Hà Nội nói riêng, ca khúc hay của Việt Nam nói chung, ngay trong dịp lễ trọng đại này cũng như sau này. Được biết, một số CD đã được chuyển cho bạn bè quốc tế để nghe thử.

Các ca khúc được ghi hình lại, làm phụ đề tiếng Anh khá công phu và up lên Youtube vào ngày 1/10. Từ đó, cư dân mạng mới có cơ hội được tiếp cận sản phẩm này. Tuy nhiên cảm giác của cộng đồng sau khi xem đã đi từ bất ngờ đến mỉa mai và tức giận cho những bản tình ca đẹp về Hà Nội bị "tự tung tự tác" thay đổi và làm "méo mó" ca từ.
 
2.jpg
"You inside me after class" - Lỗi dịch thuật nghiêm trọng

Không ít độc giả cho biết  - họ thà nghe Đại Lâm Linh (dòng nhạc được cho là cực kỳ khó nghe, kén người nghe) còn hơn nghe một ca khúc trữ tình của Hà Nội bị "Anh hóa" ra như thế này. Như vậy, sau sự kiện nhóm Đại Lâm Linh hay loạt ca khúc "Da nâu" bị cộng đồng phản đối gay gắt về hình thức âm nhạc, thì sự phản hồi trái chiều tiếp theo đang thuộc về “Hanoi’s this season…”. Sự việc sẽ chìm xuống nếu như trang web của báo NLĐ Online không đưa tin rầm rộ về dự án dưới tít bài "Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa", sau đó báo Phụ nữ Online và trang web của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy bài viết đó về và đăng tải.

Nhiều người phản hồi sau khi được tận mắt, tận tai thưởng thức. MC Phan Anh của chương trình Vietnam Idol và Sao Online cũng đã chia sẻ một đoạn lời hát của phiên bản Anh hóa lời Việt trên trang Facebook của mình "Hanoi this season absent the rains ... you inside me after class... lake’s Tay.. lake’s Tay..... "  và anh kêu trời trước một bản dịch quá "khó đỡ" -  từ ý tứ, ngữ pháp, ngữ nghĩa đến cách phát âm thể hiện. Để "đối phó" với bài hát “Hanoi’s this season…”, có lẽ chỉ còn cách cười, vì khóc không nổi trước sự ngây ngô như một đứa trẻ đang bi bô tập nói, đòi "ứng tác" ca từ và quảng bá ra quốc tế.

3.jpg
Quán cóc liêu xiêu một câu thơ, Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ.

Rất hiểu thiện chí của nhóm dự án BSP về tình yêu Hà Nội, nhưng những người biết về ngôn ngữ Anh - Việt một chút - từ giới trẻ, học sinh đến những người lớn tuổi hơn - đều cảm thấy một sản phẩm văn hóa đại chúng, một ca khúc đã trở thành biểu trưng cho nét đẹp chung - bị xâm phạm nặng nề một cách vô thức.

Thành viên Kencute của diễn đàn Vietduc nhận xét ngắn gọn về bài “Hanoi’s this season…” như sau: “Ngữ pháp sai, từ vựng sai, phát âm sai, hát chán, bị ép lời một cách quá đáng”. Chẳng hạn, “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh” thành “The first cold of winter make your towel’s gently in the wind” (tạm dịch: "Cái lạnh đầu đông làm khăn tắm em bay nhè nhẹ trong gió").

Tôi thấy lời tiếng Anh của bài hát cho thấy cố gắng bám sát nghĩa tiếng Việt nhưng sai ngữ pháp nhiều quá. Hanoi’s this season là sao? ’s là is hay has? Chả ai nói absent the rain bao giờ vì nó phi ngữ pháp. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Động từ make ở ngôi 3 số ít mà không thêm s. Your towel’s gently in the wind thì thả tay! thua học trò lớp 6!" (Tran Van Nhan)

Sau khi đọc được lời dịch qua tiếng Anh (Mỹ), tôi phải bật cười vì cách dịch cứ như người mới tập học sinh ngữ được hai ba lớp sơ đẳng, hoặc chưa hề tập viết văn chương bằng tiếng Anh. Từ cú pháp, ẩn dụ thật tối nghĩa cho tới văn phạm đều sai. Nhất là nhóm BSP có các thành viên là thành phần học vị cao và trí thức. Lấy thí dụ nhỏ, cái "khăn" để đội đầu hay cuốn quanh cổ mà dịch thành "Towel (khăn tắm, khăn rửa mặt, khăn lau xe, lọai khăn dày)" thì hết ý kiến!.. Đáng nhẽ phải dùng chữ Scarf mới đúng!!!... Có quá nhiều hạt sạn. Đây là chưa nói đến cú pháp, văn phạm,... ý đẹp của lời nhạc.. hỡi ôi! (Lang Đoàn)

"You inside me after class" theo nghĩa Mỹ có nghĩa là quan hệ tình dục sau lớp học, đây là một lỗi dịch thuật nguy hiểm (Nhựt Hồng)

Mình thấy lòng nhiệt huyết của các bạn rất hoan nghênh ! Nhưng hình như mình thấy trong này, nhóm BSP ổ chức kém, kém về người và cả trình độ hay sao! Các bạn đưa cái đẹp cái hay của Việt Nam ra thế giới là một điều tốt  Người ta nói "của cho không bằng cách cho" và cách cho của các bạn thì mình xin.....thua ! Đây mới chỉ là những thông tin trên Web thôi đã lỗi thế này ! Mình không dám nghĩ 1000 CD kia khi đến tay các bạn nước ngoài thì........mình chào thua rồi.....!!!! (Sơn Nguyễn)

 
Nhóm dự án BSP Entertainment

Độc giả Dương Minh Châu đã bày tỏ với phóng viên Vietnamnet một cách lo lắng cho ý định quảng bá âm nhạc Việt ra quốc tế của nhóm dự án BSP: "Khi quảng bá cho cá nhân mình, các bạn đó có thể làm gì tùy ý vì chính các bạn phải chịu trách nhiệm hậu quả của việc mình làm. Nhưng khi muốn quảng bá cho đất nước thì sự cẩu thả, tùy tiện, vô trách nhiệm và lười biếng là không thể chấp nhận được đối với những người có lương tri và biết suy nghĩ đến cái chung"

Không chỉ có Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, album Tình ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội còn có nhiều ca khúc tiếng Việt nổi tiếng được chuyển ngữ sang tiếng Anh, như: Hà Nội niềm tin và hy vọng (Hanoi is the faith and hope), Hà Nội mùa thu (Ha Noi’s autumn), Một đời người một rừng cây (A human life a forest of trees), Có phải em mùa thu Hà Nội (Are you the autumn in Hanoi), Bất chợt Sài Gòn nhớ Hà Nội (Suddenly Saigon miss Hanoi), Sài Gòn đẹp lắm! (Saigon’s so nice!), Dư âm (Echo of love)...
 
 
 
                                                                     Theo VietNamnet

Các tin khác

Vua Trần Nhân Tông và những tác phẩm văn chương bất hủ
Không có hình ảnh
Từ cổng đình - chùa làng Mọc Quan Nhân (một làng cổ ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) có thể thấy sự “áp đảo” của những khối nhà cao tầng khu đô thị Trung Yên kề ngay sát làng
Không có hình ảnh

Phục hồi múa cổ

Giới nghệ sĩ múa chuyên nghiệp có thể học hỏi, khai thác từ vốn cổ để làm phong phú nghệ thuật múa hiện đại

Thăng Long - Hà nội Thăng Long - Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1975: "Thủ đô của phẩm giá con người"

Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thủ đô Hà Nội lại cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, tiến tới thống nhất nước nhà

20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ

(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị  Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.

Thăng Long từng có một dòng sông tên gọi Ngọc Hà

Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.

Chiêng, trống Huế cất tiếng mừng đại lễ

Hai sản phẩm được làm từ đôi tay tài hoa của những người thợ xứ Huế đang trên đường ra Hà Nội mừng đại lễ. Đó là chiếc chiêng đồng gò bằng tay và chiếc trống lớn.

Các hoạt động sôi nổi trong 10 ngày diễn ra Đại lễ

Từ 1 đến 10/10, hàng loạt các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với quy mô lớn sẽ diễn ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục