Giám đốc pháp chế Tổ chức Guinness Thế giới đã trao quyết định công nhận Bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới cho đoạn tranh Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của Con đường gốm sứ ven sông Hồng

 

Sáng 5-10, trong không khí hào hùng của những thời khắc thiêng liêng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, lễ khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cho dự án nghệ thuật công cộng Con đường gốm sứ ven sông Hồng đã được tổ chức.

 
Công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng được nhà báo, họa sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, công tác tại Báo Hà Nội Mới, đề xuất ý tưởng nhằm làm đẹp bức tường đê chạy dọc sông Hồng.
 
 
Trung ương Giáo hội Phật giáo VN trao tặng Chủ tịch nước 
Nguyễn Minh Triết phiên bản Tượng đài Thánh Gióng. Ảnh: TTXVN


Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, con đường gốm sứ đã thu hút sự tham gia của 20 họa sĩ Việt Nam, 15 họa sĩ quốc tế đến từ 10 nước trên thế giới, ngoài ra, còn có hơn 100 nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề gốm ở Việt Nam, 500 người dân, sinh viên các trường nghệ thuật... cùng tham gia. Đến thời điểm này, con đường đã có độ dài tổng cộng 3,85 km và tổng diện tích đạt 6.950 m2.
 
Các đoạn tranh ghép gốm sứ kéo dài từ cửa khẩu An Dương trên đường Yên Phụ, dọc theo các phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư đến tận cửa khẩu Vạn Kiếp, rực rỡ sắc màu, đa dạng phong cách sáng tác, chủ đề thể hiện.
 
 
Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội (phải), trao hoa và bằng khen
cho tác giả ý tưởng Con đường gốm sứ ven sông Hồng. Ảnh: NGUYỄN MẠNH DUY


Sau lễ gắn biển “Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”, một lần nữa dự án này đã vinh dự được đại diện Tổ chức Guinness Thế giới - bà Beatriz Fernandez, Giám đốc pháp chế Tổ chức Guinness Thế giới, trao quyết định công nhận “Bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới”. Đoạn tranh được Guinness công nhận và trao bằng kỷ lục là đoạn Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử dài 810 m, tổng diện tích hơn 1.570,2m2.
 
Theo bà Beatriz Garcia Fernandez, chuyên gia thẩm định, đại diện cho Tổ chức Kỷ lục Guinness, tác phẩm Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử đã vượt qua kỷ lục trước đó của bức tranh ghép gốm thuộc sở hữu của một tập đoàn dược phẩm Trung Quốc (dài 200,87 m - diện tích 1.494,4 m2).
 
Nhà báo, họa sĩ Thu Thủy - tác giả ý tưởng của “con đường gốm sứ” - xúc động cho biết chị rất tự hào vì công trình đã hoàn thành, không lỡ hẹn với đại lễ. Đây là một món quà ý nghĩa thể hiện một tình yêu sâu sắc đối với Hà Nội của các nghệ sĩ nói chung và chị nói riêng.

Khánh thành tượng đài Thánh Gióng

Lễ khánh thành tượng đài Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cũng đã được UBND TP Hà Nội và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng hàng ngàn du khách, tăng ni, phật tử.
 
Bức tượng Thánh Gióng cao 14 m (tính cả bệ tượng) nặng trên 80 tấn bằng đồng nguyên chất được dựng trên đỉnh núi Đá Chồng, đỉnh cao nhất của dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tương truyền, khi xưa, đỉnh núi này là nơi Thánh Gióng bay về trời, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược.
 
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng sức mạnh của Thánh Gióng không chỉ là huyền thoại mà đó là sức mạnh của hồn thiêng sông núi, sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam của tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do.
 
Chính sức mạnh này đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn sóng gió để cập bến vinh quang, xây dựng, nuôi dưỡng khối đại đoàn kết dân tộc.
 
Chủ tịch nước cũng đã đề cao khí tiết của Phù Đổng Thiên vương, lập được công lao lớn nhưng không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi được cảm ơn. Thánh Gióng thanh thản về trời khi đất nước đã bình yên.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Vua Trần Nhân Tông và những tác phẩm văn chương bất hủ
Không có hình ảnh

Để Hà Nội “đẹp và duy nhất”

Hội thảo kiến trúc quốc tế “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội: những dấu ấn kiến trúc qua năm tháng” nằm trong hoạt động thường niên “Gặp gỡ mùa thu” của các kiến trúc sư (KTS) Việt Nam và thế giới được tổ chức tại Hà Nội

Trình diễn điệu múa nghi lễ Phật giáo nhân Đại lễ

Những ngày Hà Nội và cả nước đang nô nức không khí Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chúng tôi có dịp gặp Đại đức Thích Thanh Phương, trụ trì chùa Đống Lim, quận Long Biên (Hà Nội).

Phục hồi múa cổ

Giới nghệ sĩ múa chuyên nghiệp có thể học hỏi, khai thác từ vốn cổ để làm phong phú nghệ thuật múa hiện đại

Thăng Long - Hà nội Thăng Long - Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1975: "Thủ đô của phẩm giá con người"

Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thủ đô Hà Nội lại cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, tiến tới thống nhất nước nhà

20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ

(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị  Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.

Thăng Long từng có một dòng sông tên gọi Ngọc Hà

Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục