Các nhà khảo cổ học lại phát hiện hang Thẩm Vài, tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là nơi cư trú của người nguyên thủy, có niên đại cách đây khoảng 6.000-7.000 năm.
Ngày 5/10, ông Quan Văn Dũng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết, qua điều tra, khảo sát khảo cổ học tại huyện Chiêm Hóa ( Tuyên Quang), đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện hang Thẩm Vài tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - nơi cư trú của người nguyên thủy, có niên đại cách ngày nay khoảng 6.000-7.000 năm.
Kết quả khai quật bước đầu cho thấy dấu tích của người nguyên thủy tìm thấy gần như khắp hang, qua mặt cắt địa tầng cho thấy hang có hai lớp văn hóa: Lớp văn hóa sớm và lớp văn hóa muộn phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách.
Lớp văn hóa sớm, nằm ở phía dưới dày từ 1-1,2m, chứa nhiều công cụ lao động như công cụ chặt đập, nạo cắt, cuốc tay... có đầu nhọn, cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ. Loại hình công cụ ở lớp này mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình như công cụ hình đĩa, công cụ rìu ngắn, công cụ hình bầu dục...
Lớp văn hóa muộn nằm bên trên lớp văn hóa sớm, dày trung bình 0,5m, ngoài chứa những công cụ đá cuội ghè đẽo, còn có rìu mài nhẵn toàn thân, đặc biệt là đồ gốm thô được nặn bằng tay, độ nung thấp...
Trong hai lớp văn hóa, đoàn khảo cổ còn tìm thấy khối lượng lớn xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể sông suối như ốc, trai, trùng trục và vỏ mai ba ba lớn, là tàn tích thức ăn của người nguyên thủy.
Đáng chú ý, đoàn khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cháy và vết chặt trên những đoạn xương ống, chứng tỏ người nguyên thủy đã phân chia con thú săn được thành nhiều phần và nướng thịt trên lửa.
Những dấu tích còn lại cho thấy săn bắt, hái lượm chiếm vị trí chủ đạo trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người nguyên thủy nơi đây.
Trong hang có nhiều dấu tích bếp với lớp than tro khá dày, có nơi dày trên 10cm. Qua mặt cắt địa tầng còn cho thấy dấu tích của nhiều thời kỳ mưa lớn, làm lắng đọng tạo nhiều lớp trầm tích vôi hóa phủ kín khu vực khai quật.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, trưởng Đoàn khảo cổ cho biết, căn cứ vào kết quả nghiên cứu tổng thể các di vật, vào kết cấu trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu cho thấy Thẩm Vài là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy.
Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hóa Hoà Bình muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng 6.000-7.000 năm; lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khí có niên đại cách ngày nay khoảng 3.500-4.000 năm.
Đây là phát hiện khảo cổ học quan trọng, đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trước đó, đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện hang Thẩm Choóng (thuộc bản Không Mây, xã Năng Khả, huyện Na Hang) - nơi cư trú của người nguyên thủy sống ở giai đoạn sơ kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000-8.000 năm.
Như vậy, qua việc phát hiện liên tiếp hai hang cư trú của người nguyên thủy Thẩm Choóng và Thẩm Vài cho thấy trên mảnh đất Tuyên Quang từ 7.000-8.000 năm về trước đã là nơi cư trú liên tục của người nguyên thủy./.
Theo TTXVN
Những ngày Hà Nội và cả nước đang nô nức không khí Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chúng tôi có dịp gặp Đại đức Thích Thanh Phương, trụ trì chùa Đống Lim, quận Long Biên (Hà Nội).
Giới nghệ sĩ múa chuyên nghiệp có thể học hỏi, khai thác từ vốn cổ để làm phong phú nghệ thuật múa hiện đại
Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thủ đô Hà Nội lại cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cùng tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, tiến tới thống nhất nước nhà
(HBĐT) - Hai mươi năm không phải là dài, nhưng đã chiếm một nửa tuổi đời của chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Sớm “kết duyên” với nghề “hoài cổ” mà càng ngày càng ít bạn trẻ lựa chọn. Đến nay, chị đã có hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá đặc sắc của đất Mường Hoà Bình, mặc dù tuổi đời của chị chưa tròn con số 40.
Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10-2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thể, sen và các thực vật dưới nước. NDĐT giới thiệu bài viết của hai tác giả Nguyễn Xuân Diện và Bùi Quốc Hùng như một tài liệu nghiên cứu tham khảo.
Hai sản phẩm được làm từ đôi tay tài hoa của những người thợ xứ Huế đang trên đường ra Hà Nội mừng đại lễ. Đó là chiếc chiêng đồng gò bằng tay và chiếc trống lớn.