Tạo hình các nhân vật trong Thiên mệnh anh hùng - Ảnh: Đoàn phim cung cấp.
Nếu như người anh hùng Nguyên Vũ trong Thiên mệnh anh hùng vượt qua bao hiểm nguy đã hoàn thành sứ mệnh đem lại bình yên cho dân chúng, thì bản thân bộ phim cũng là một “kẻ mở đường” dũng cảm khai thông bế tắc lâu nay của dòng phim lịch sử - dã sử Việt Nam.
Cách đây không lâu, loạt bài Gian nan làm phim sử Việt đăng tải trên Thanh Niên (sau một loạt phim lịch sử - dã sử được triển khai nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long) đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Trong loạt bài này, chúng tôi đã ghi nhận nhiều ý kiến nêu rất nhiều khó khăn chủ quan và khách quan của những nghệ sĩ, nhà sản xuất tâm huyết với dòng phim này, mà theo đó đã làm cho dòng phim này rơi vào bế tắc: tư liệu lịch sử ít và thiếu; trường quay chuyên nghiệp không có; thiết kế trang phục, đạo cụ gặp nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư quá lớn trong khi “đầu ra” phập phù và khó thu quảng cáo; phim làm xong lại hay bị “soi” dễ khiến nghệ sĩ nản lòng... Đó cũng là những nguyên nhân lý giải cho việc phim lịch sử - dã sử chỉ rộ lên vào dịp đại lễ (có cả phim thực hiện bằng ngân sách nhà nước lẫn tư nhân) rồi tiếp tục... bất động, mặc dù dân ta vẫn “đói” phim sử ta.
Do đó, khi dự án Thiên mệnh anh hùng được công bố đã có không ít ý kiến tỏ ra nghi ngại. Bộ phim mang nhiều dữ kiện lịch sử này được thực hiện chẳng “nhân dịp” lễ lạt, ngày kỷ niệm nào cả, mà đích đến của nó rất rõ ràng: chiếu tết. Đó là thời điểm các bộ phim nội cạnh tranh với nhau khốc liệt nhất, và lâu nay mùa tết đã được “mặc định” là mùa của những phim vui tươi nhẹ nhàng. 10 năm trở lại đây, khi phim nội bắt đầu trở lại chiếm lĩnh thị trường mùa tết, tết Nguyên đán chưa từng có một phim lịch sử - dã sử nội địa nào được tung ra. Có nghĩa là, Thiên mệnh anh hùng sẽ là phim đầu tiên mang yếu tố lịch sử trong nội dung ra rạp dịp tết, nhưng muốn được chú ý phim cũng sẽ phải mang tính giải trí cao.
Với 2 yêu cầu đó, việc xác định thể loại “võ hiệp kỳ tình” cho bộ phim là một quyết định khôn ngoan của đạo diễn Victor Vũ. Ở thể loại này, yếu tố hư cấu được đẩy lên rất cao để thể hiện cái nhìn về nhân vật, về lịch sử, quan điểm đối với cuộc sống của người sáng tác, trong khi những dữ kiện lịch sử chỉ đóng vai trò làm nền để chuyện phim diễn ra.
Một khi đã xác định rõ thể loại, Thiên mệnh anh hùng quả thực đã tránh được những soi xét không cần thiết từ phía các nhà chuyên môn, để cuốn người xem theo câu chuyện hư cấu về hành trình tìm cách giải oan cho vụ án Lệ Chi viên của Nguyên Vũ - người cháu nội của Nguyễn Trãi, mà người xem không phải bận tâm rằng đứa cháu ấy có thật hay không, chuyện bức huyết thư là thật hay giả, bà hoàng thái hậu ngày xưa có cư xử như thế không… Hành trình ấy mang dáng dấp hành trình quen thuộc của nhiều hiệp khách trong dòng phim võ hiệp kỳ tình: gia quyến mắc nạn, lưu lạc, vô tình học được tuyệt kỹ, tình cờ làm quen với mỹ nhân rồi được cùng nàng sánh vai hành tẩu giang hồ, bị kẻ xấu lợi dụng cho những âm mưu tàn độc… Tuy nhiên, với một mô típ, người ta có hàng ngàn cách để xử lý, và Thiên mệnh anh hùng chiếm được thiện cảm của khán giả khi cho người xem thấy đó là câu chuyện của một nhân vật người Việt, mang tính cách Việt, với những quan hệ xã hội và bối cảnh lịch sử Việt Nam nhờ vào sự chăm chút cho chi tiết của các nhà làm phim, từ tạo hình nhân vật, nói năng, đến phục trang, cảnh trí... Đó là một thành công đáng ghi nhận của Thiên mệnh anh hùng trong việc góp phần “hóa giải” nỗi lo lắng thường trực của các nhà làm phim ta khi thực hiện phim có dính đến yếu tố lịch sử (làm thế nào để phim ra tránh được búa rìu của các nhà sử học).
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Gần 2 tháng qua, vào sáng thứ bảy và chủ nhật, không khí ở Trung tâm giải trí Sao Mai (TPHB) luôn rộn ràng, náo nức trong tiếng hót lảnh lót như một dàn nhạc của những chàng họa mi, chích chòe, chào mào... do những thành viên CLB mang đến để tổ chức dượt chim.
(HBĐT) - Thường xuyên luyện tập và biểu diễn cồng chiêng trong các dịp lễ, tết của huyện, của tỉnh nhưng lần biểu diễn cồng chiêng trong dịp Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng lần thứ I tỉnh Hoà Bình hồi tháng 10 vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp nhất trong lòng bạn tôi Bùi Thị Quý, xã Mãn Đức (Tân Lạc).
(HBĐT) - Ông Trương Sơn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Chủ tịch CLB câu cá Hòa Bình có thâm niên tới trên 40 năm đi câu. Hầu như ngày nào ông cũng buông câu. Đội câu có tới chục người bạn hữu. Hôm nay, đội đáp bến Nưa - Vầy Nưa (Đà Bắc). Dù mùa đông nhưng hồ tích nước, cá vào khe lạch nhiều hơn. Như thường lệ, cả đội câu toả đi mỗi người chọn một điểm. Bên kia ông Viên, bên nọ ông Tuấn, xa xa ông Đĩnh.
(HBĐT) - Là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, đất Mường ta được biết đến như một miền xúc cảm cho nhạc, họa và thơ ca. Lấy chất liệu từ cuộc sống, những người con của đất Mường Hòa Bình và cả những nhạc sỹ từng đặt chân đến Hòa Bình đã biến lời thơ thành bản nhạc, làm cho cuộc sống hóa tâm tình, đưa vào dòng chảy âm nhạc những ca khúc đẹp, còn mãi với thời gian. Nhân dịp Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, Sở VH -TT&DL cùng Nhà xuất bản âm nhạc đã tuyển chọn và xuất bản tập ca khúc “Ngọn lửa đất Mường” như một món quà vô giá để âm nhạc được thăng hoa.
(HBĐT) - Năm Tân Mão chưa qua, năm Nhâm Thìn chưa tới và dường như mùa thu vừa đi qua, mùa đông còn đang dùng dằng, gió rét vừa đến đã đi. Vào thời khắc này, tôi quyết thực hiện một cuộc trở về với vùng đất gần gũi thân thuộc mà mình còn nhiều duyên nợ.
(HBĐT) - Đến Mai Châu những ngày đầu xuân, chúng tôi được nghe các cụ cao niên kể về những câu truyện dân gian được viết bằng chữ Thái đã lưu giữ từ ngàn xưa để lại, từ những bài dân ca đến tập tục cúng trong những ngày lễ, Tết, đám cưới, đám tang... Hỏi đến ông Hà Trung Tín và Vì Văn Dấng không ai không biết đến hai ông.