Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) luôn giữ được bản sắc văn hóa Thái truyền thống.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) luôn giữ được bản sắc văn hóa Thái truyền thống.

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,3%. Quán triệt sâu sắc NQT.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các cấp, ngành, nhân dân trong huyện đã quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc mang đậm bản sắc.

 

Là huyện có đông đồng bào dân tộc Thái, các hoạt động giữ gìn bản sắc, xây dựng nếp sống văn hóa Thái lành mạnh được huyện đặc biệt quan tâm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” được triển khai sâu rộng và thu hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng. Từ đó đã tạo nên những bước chuyển biến đáng kể trong xây dựng môi trường văn hoá tiến bộ, giàu bản sắc; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tập quán lạc hậu. Hiện nay, nhiều tục lệ lạc hậu đã giảm và cơ bản xoá bỏ. Lễ hội thực hiện đúng quy định, an toàn, tiết kiệm nhưng vẫn giữ được bản sắc. Công tác bảo tồn các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể đã tập trung quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, dân tộc.

 

Trên địa bàn huyện có 5 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và nhiều di sản văn hoá vật thể trong danh mục cần bảo vệ. Các tổ chức, cá nhân tích cực sưu tầm nét đẹp về phong tục, tập quán, trường ca, xây dựng sách văn hoá Thái Mai Châu. Huyện xây dựng khu trưng bày các hiện vật, cổ vật dân tộc Thái. Từng bước khôi phục, hoàn thiện lễ hội “Xên bản, Xên Mường”, lễ hội chá chiêng và được coi là điểm nhấn văn hóa tiêu biểu của huyện. Thành lập CLB bảo tồn và phát triển văn hoá Thái Mai Châu với hơn 30 thành viên. Khuyến khích nhân dân tự tìm hiểu, truyền cho nhau cách học, đọc và mở lớp dạy học chữ viết Thái. Tích cực tham gia chương trình bảo tồn tri thức bản địa vì sự phát triển bền vững miền núi. Đã có 15 lớp dạy tiếng, chữ Thái được mở, thu hút nhiều người học. Việc dịch sách cổ được quan tâm, trong đó, tác phẩm “ẳm ệt Luông” đã ra mắt bạn đọc. Nghề thủ công truyền thống được duy trì, đặc biệt là dệt thổ cẩm đã tạo thành những sản phẩm hàng hoá được du khách trong, ngoài nước ưa thích. Toàn huyện hiện còn gần 3.000 khung cửi đang hoạt động, trên 4.000 người tham gia thêu ren, thêu hàng thổ cẩm. Các trò chơi dân gian được bảo tồn như: kéng lóng, tó lẻ, ném còn... Các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống được tổ chức hàng năm. Dân ca, dân vũ, lời giao tiếp, những áng mo được các nghệ nhân truyền lại. Toàn huyện có 160 đội văn nghệ xóm bản, 1 đội văn nghệ xung kích, 10 nghệ nhân biết khắp, hát đối, hát giao duyên thành thạo. Trang phục dân tộc được trân trọng thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống, trong các dịp cưới, lễ hội. Trong nhân dân còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật được coi như những kỷ vật thiêng liêng được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: sách Thái cổ, dụng cụ săn bắt, hái lượm, trang sức, dụng cụ thầy mo, tiền cổ... Việc xây dựng nhà văn hoá xóm, bản được nhân dân các dân tộc hưởng ứng, đóng góp công sức, của cải và chủ yếu là nhà sàn truyền thống. Đến nay, toàn huyện đã có 81,88% xóm, bản có nhà văn hoá là nơi sinh hoạt cộng đồng. Hầu hết các bản, làng của người Thái còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống.

 

Công tác xây dựng, bảo tồn, giữ gìn các làng, bản du lịch văn hóa cộng đồng được huyện quan tâm đầu tư như: bản Lác, Pom Coọng, Văn... Tại các bản, làng này vẫn giữ được phong cảnh, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, ẩm thực truyền thống. Với bản sắc văn hóa độc đáo, Mai Châu trở thành điểm du lịch được Tạp chí uy tín của Mỹ Business Insider bình chọn là một trong 10 điểm đến thú vị nhất thế giới sánh ngang với những địa danh nổi tiếng như Santiago (Chi Lê), Rio de Janeiro (Brazil)...

 

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai các biện pháp để thực hiện có hiệu quả NQT.Ư 5 (khóa VIII). Theo đó, tập trung nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”; xây dựng nếp sống văn minh gắn với phát triển du lịch văn hóa cộng đồng, xây dựng NTM. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra, sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc; chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

 

 

 

                                                                                 Minh Châu

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Ngày hội trao cờ cho các đơn vị tham gia.
Lễ hội đầu xuân ở Tả Phìn - Sa Pa.
Thêu thổ cẩm của dân tộc Dao Đỏ, huyện Văn Yên.
Bữa cơm cộng đồng của người Hà Nhì trong lễ Thú Tỷ ở huyện Mường Tè.

Du lịch lòng hồ Hòa Bình - điểm thăm quan lý tưởng của du khách

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan nghỉ dưỡng. Phong cảnh đẹp, đa dạng, thuận lợi và phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hệ thống đảo trên hồ có hệ động, thực vật phong phú, cùng với vị trí đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn khi được đầu tư đúng mức.

Khai mạc Trình diễn trang phục các dân tộc Tây Bắc

(HBĐT) _ Chiều 17/11, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc làn thứ XII tại tỉnh Hòa Bình, năm 2013 tổ chức lễ khai mạc Trình diễn trang phục dân tộc Tây Bắc.

Huyện Cao Phong đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng

(HBĐT) - Ngày 17/11, huyện Cao Phong tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu – Phó chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân địa phương.

Thành phố Hòa Bình - những cơ hội mới

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Các dân tộc Tây Bắc đoàn kết, hội nhập hướng tới tương lai trong sự phát triển chung của các dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội 

(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.

Điện Biên - vùng đất giàu bản sắc văn hóa - lịch sử

(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục