Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội trao giải A cho các tiết mục tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng.
(HBĐT) - Ngày 18/11, BTC Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc đã trao giải các nội dung văn hoá nghệ thuật Trại Văn hóa và Trình diễn nghi thức sinh hoạt Văn hóa, Thi Thuyết minh viên Du Lịch, Trình diễn Trang phục dân tộc, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tại Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tới dự.
Tại nội dung liên hoan nghệ thuật quần chúng, BTC trao 10 giải A cho các tiết mục: Hoà tấu nhạc cụ dân tộc “Cội nguồn” (Hoà Bình), Tốp ca nam “Hoà Bình tay trong tay” (Hoà Bình), đơn ca nữ “Đêm Mộc Châu” (Sơn La), múa “Sắc xuân vùng cao” (Sơn La), hát múa “Lai Châu ngày mới” (Lai Châu), múa huyền thoại Pa Dí (Lào Cai), hát múa “Lời xèo đầu xuân” (Lào Cai), múa “Náo nức mùa xuân” (Yên Bái), tốp ca nữ “Tắm trăng ngàn” (Yên Bái) và hát múa “Điện Biên thành phố hoa ban” (Điện Biên); 15 giải B; 17 giải khuyến khích và 5 giải phụ.
BTC trao giải cho các thí sinh đạt giải cao tại nội dung thiết minh viên du lịch.
Tại nội dung trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hoá, BTC trao 2 giải A cho đoàn Sơn La và Yên Bái; 2 giải B và 2 giải C.
Tại nội dung trình diễn trang phục dân tộc, BTC đã trao 10 giải A cho các thí sinh Nguyễn Thị Minh Trang (Hoà Binh) – trang phục dân tộc Mường, Đặng Thuý Quỳnh (Hoà Bình) – trang phục dân tộc Thái, Chu Thị Hoà (Hoà Bình)– trang phục dân tộc Dao, Hồng Ngọc (Sơn La) – trang phục dân tộc Dao, Mai Thị Phương (Điện Biên) – trang phục dân tộc Thái trắng, Lường Khánh Hoà (Điện Biên) – trang phục dân tộc Thái đen, Trần Thị Hiền (Lai Châu) – trang phục dân tộc Lào, Hảng Thị Dung (Lào Cai) – trang phục dân tộc Mông, Hà Thị Hoa (Lào Cai) – trang phục dân tộc Pa Dí và Nguyễn Thị Phương (Yên Bái) – trang phục dân tộc Thái ; 10 giải B và 6 giải C.
Tại nội dung Trại văn hoá trưng bài triển lãm, BTC trao 2 giải A cho đoàn Lào Cai và Lai Châu, 2 giải B và 2 giải C.
Tại nội dung thi thuyết minh viên du lịch, BTC trao 2 giải nhất cho thí sinh Bùi Thị Mơ (Hoà Bình) và thí sinh Tống Thanh Bình (Sơn La); 3 giải nhì; 4 giải ba và 5 giải khuyến khích.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.800 km2 với gần 80 vạn người, được chia ra làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo như hòa quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa mang nét đặc trưng của Yên Bái. Yên Bái có 2 dòng sông lớn chảy qua là sông Hồng (còn gọi là sông Thao) bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về xuôi tạo nên một vùng đất trù phú: cánh đồng Mường Lò với “gạo trắng, nước trong”. Một vùng chè cổ thụ Suối Giàng với nhiều bản sắc văn hoá người Mông gắn bó cùng phát triển theo dòng lịch sử làm nên làng nghề nông nghiệp truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa, sông Chảy là vùng văn hóa Thu Vật, Lục Yên với cánh đồng Mường Lai rộng lớn, nơi vô vàn dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh gắn với nguồn gốc người Tày cổ.
(HBĐT) - Tỉnh Lai Châu cách Hà Nội khoảng 400 km; có 8 huyện, thị, 108 xã, phường, thị trấn, dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn hóa Lai Châu. Văn hóa Lai Châu chứa đựng nhiều truyền thống tốt đẹp.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan nghỉ dưỡng. Phong cảnh đẹp, đa dạng, thuận lợi và phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hệ thống đảo trên hồ có hệ động, thực vật phong phú, cùng với vị trí đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn khi được đầu tư đúng mức.
(HBĐT) _ Chiều 17/11, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc làn thứ XII tại tỉnh Hòa Bình, năm 2013 tổ chức lễ khai mạc Trình diễn trang phục dân tộc Tây Bắc.
(HBĐT) - Ngày 17/11, huyện Cao Phong tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu – Phó chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.