(HBĐT) - Là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, mới đây giáo viên và học sinh cả ba trường mầm non, tiểu học, THCS xã Đ. rất phấn khởi khi nhận được thông báo của Phòng GD-ĐT huyện chuẩn bị đón đoàn từ thiện tặng quà cho các trường và học sinh nghèo vượt khó.
Ban giám hiệu 3 trường cùng xúm lại để bàn bạc “phương án” đón tiếp. Với số lượng khách theo thông báo khoảng 15 người cùng lãnh đạo xã và Ban giám hiệu 3 trường, sau một hồi tranh luận, mọi người thống nhất góp tiền mua một chú lợn “cắp nách” bầy biện được 4 mâm để chủ và khách cùng hoan hỉ, với chi phí khoảng hơn 3 triệu đồng.
Đúng như thông báo, đoàn từ thiện có mặt. Việc tổ chức trao tặng quà diễn ra nhanh gọn nhưng khá trọng thể. Sau những lời chúc tụng, đáp từ, chủ và khách cùng tưng bừng bên mâm “cỗ lá” đúng bản sắc địa phương. Có chút tửu được trưng cất từ sắn củ và men lá địa phương nên khi chia tay khá bịn rịn.
Khi đoàn từ thiện đã “thượng lộ bình an”, với sự chứng kiến của Chủ tịch xã, lãnh đạo 3 trường mới mở phong bì và những thùng quà với ý định trao cho các em học sinh vào thứ hai đầu tuần tới, tất cả mọi người đều tỏ ra lúng túng và bất ngờ. 3 thùng quà nặng nhất của trường mầm non đều là sữa hộp nhưng đọc kỹ bao bì đã hết hạn sử dụng hơn một tuần. 2 thùng quần áo của trường THCS toàn là đồ của trẻ sơ sinh. 2 thùng quần áo của trường tiểu học toàn là đồ của bà bầu. Cả ba chiếc phong bì tiền mặt cộng lại được 3 triệu đồng, vừa khớp với chi phí cho bữa ăn. Tệ hơn là những thùng sách giáo khoa đều đã cũ, xuất bản từ những năm 1980 không còn tác dụng cho việc dạy và học của giáo viên nên có giữ lại cũng chỉ để trưng bày cho đẹp...
Nhìn đống quà từ thiện cả lãnh đạo xã và ba trường đều ngao ngán. Có ý kiến đoán già, đoán non : “Có lẽ là do nhầm lẫn, quà này chắc họ chuẩn bị để tặng khoa nhi, khoa sản ở bệnh viện nào đó”. Bà Hiệu trưởng trường mầm non gay gắt: “May mà kiểm tra kỹ, sữa hết hạn sử dụng cho các cháu uống rồi bị ngộ độc một loạt thì đúng là tai họa”. Riêng Chủ tịch xã thủng thẳng: “Nó coi thường mình nên nghĩ là thích cho gì thì cho, thích tặng gì thì tặng để lấy tiếng là chính thôi mà. Những người có tâm, có đức không bao giờ làm thế!”.
(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,3%. Quán triệt sâu sắc NQT.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các cấp, ngành, nhân dân trong huyện đã quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc mang đậm bản sắc.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013, tối 17/11, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng. Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Ngày hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Sở VH-TT&DL 6 tỉnh vùng Tây Bắc.
(HBĐT) - Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); nằm ở khu vực “đệm” giữa khu Việt Bắc và Tây Bắc. Lào Cai vừa có dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phăng - Xi - Păng cao 3.143 mét, lại vừa có các thung lũng lớn, có cánh đồng Mường Than một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc).
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.800 km2 với gần 80 vạn người, được chia ra làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo như hòa quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa mang nét đặc trưng của Yên Bái. Yên Bái có 2 dòng sông lớn chảy qua là sông Hồng (còn gọi là sông Thao) bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về xuôi tạo nên một vùng đất trù phú: cánh đồng Mường Lò với “gạo trắng, nước trong”. Một vùng chè cổ thụ Suối Giàng với nhiều bản sắc văn hoá người Mông gắn bó cùng phát triển theo dòng lịch sử làm nên làng nghề nông nghiệp truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa, sông Chảy là vùng văn hóa Thu Vật, Lục Yên với cánh đồng Mường Lai rộng lớn, nơi vô vàn dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh gắn với nguồn gốc người Tày cổ.
(HBĐT) - Tỉnh Lai Châu cách Hà Nội khoảng 400 km; có 8 huyện, thị, 108 xã, phường, thị trấn, dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn hóa Lai Châu. Văn hóa Lai Châu chứa đựng nhiều truyền thống tốt đẹp.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan nghỉ dưỡng. Phong cảnh đẹp, đa dạng, thuận lợi và phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hệ thống đảo trên hồ có hệ động, thực vật phong phú, cùng với vị trí đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn khi được đầu tư đúng mức.