Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ được hơn 100 nếp nhà sàn truyền thống.
(HBĐT) - Cách trung tâm TP Hòa Bình 12 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) nằm dưới chân núi Mỗ với hơn 100 nóc nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ hình dáng nhà cửa đến nếp sinh họat, ăn ở. Đến đây, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, cảm nhận được lối kiến trúc nhà cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Mường…
Đón chúng tôi từ đầu xóm, Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu niềm nở giới thiệu: Cả bản hiện có 117 hộ, 476 khẩu, trong đó có 46 hộ tham gia cụm du lịch cộng đồng. Quá trình làm du lịch cồng đồng của bản đã có từ khá lâu. Những năm 1978-1979 đã có đoàn khách là chuyên gia Liên Xô (cũ) làm Nhà máy thủy điện Hòa Bình đến thăm để tìm hiểu cuộc sống của bà con dân tộc Mường nơi đây. Sau đó, thấy được cái hay, cái đẹp của bản, họ đã đưa gia đình, bạn bè về chơi ngày một đông. Đến nay, người dân trong bản cũng không thể nhớ được hết đã có bao nhiêu lượt khách đến thăm nhà. Bản Giang Mỗ ngày càng được nhiều du khách trong nước và nước ngoài biết đến. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, khách quốc tế thường đến thăm bản theo tuor vào tất cả các mùa trong năm. Còn khách nội địa chủ yếu về vào mùa hè. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, đến xóm Mỗ vào buổi sáng mùa lúa chín là đẹp nhất. Khi mặt trời vừa nhô lên đỉnh núi. Những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá lấp lánh rơi giọt sương đêm. Lúc đó không khí trong lành lạ thường. Không gian tĩnh lặng chỉ nghe thấy tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Du khách có thể hít thở sâu cảm nhận không khí mát lành của hương lúa chín, không khí thiên nhiên như òa vào lòng người xóa tan những mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống đời thường. Vươn xa tầm mắt là bắt gặp cảnh núi đồi trùng điệp, trước xóm là thửa ruộng bậc thang nối nhau thành tầng lớp đẹp mắt.
Không chỉ hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành, đến đây, du khách còn được khám phá, thưởng ngoạn kiến trúc nhà cửa cùng với nếp nhà sàn truyền thống. Dừng chân trước của một ngôi nhà mà ở dưới chân cầu thang còn lưu giữ được khung dệt để phụ nữ Mường dệt vải, dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa như cối giã gạo, cung, nỏ săn bắn, đồ đạc, dụng cụ làm nương rẫy. Chúng tôi được chủ nhà là bà Nguyễn Thị My hồn hậu chia sẻ: Khi thấy khách đến rất thích những đồ dùng sinh hoạt của người Mường, không chỉ có gia đình tôi mà còn một số gia đình khác trong xóm cũng lưu giữ lại nhiều đồ vật trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Du khách đến đây có thể dừng lại ở bất kỳ ngôi nhà nào mà mình thấy thích. Mỗi thành viên trong gia đình đều trở thành hướng dẫn viên du lịch. Du khách tìm hiểu văn hóa Mường qua câu chuyện với chủ nhà. Nếu dừng chân nghỉ qua đêm, du khách có nhu cầu, đội văn nghệ của bản sẽ biểu diễn những điệu múa đặc sắc như xéc bùa, múa quạt, hát mời trầu trong tiếng trống, chiêng, sáo ôi. Đến với bản Giang Mỗ, du khách còn được chủ nhà mời uống đặc sản rượu chuối, rượu cần và thưởng thức các món ăn dân tộc như xôi nếp nương, xôi cẩm, cá đồ, thịt lợn bày cỗ lá … và mua những món quà lưu niệm, sản phẩm dệt thổ cẩm do chính phụ nữ của xứ Mường làm ra.
Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu cho biết thêm: Để phát triển du lịch cộng đồng, hầu hết các hộ trong bản đã có kinh nghiệm đón khách đến thăm. Tuy nhiên, để tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt du khách, bản đã khắc phục được tình trạng chèo kéo khách trước đây. Bây giờ đến bản, du khách có thể tự do ngắm cảnh, đến khám phá ngôi nhà sàn nào mà bạn muốn. Lòng người thân thiện, hiếu khách cùng những nét văn hoá truyền thống được quan tâm, gìn giữ qua nhiều thế hệ, khiến Giang Mỗ không chỉ trở nên duyên dáng hơn trong con mắt du khách thập phương mà hơn cả là để các thế hệ con cháu người Mường nơi đây thêm trân trọng những giá trị cội nguồn mà cha ông để lại. Đất Mường Giang Mỗ vì thế sẽ còn mãi mãi giữ được nét duyên quyến rũ hữu tình như vốn có hàng trăm năm qua.
HL
(HBĐT) - Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); nằm ở khu vực “đệm” giữa khu Việt Bắc và Tây Bắc. Lào Cai vừa có dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phăng - Xi - Păng cao 3.143 mét, lại vừa có các thung lũng lớn, có cánh đồng Mường Than một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc).
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.800 km2 với gần 80 vạn người, được chia ra làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo như hòa quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa mang nét đặc trưng của Yên Bái. Yên Bái có 2 dòng sông lớn chảy qua là sông Hồng (còn gọi là sông Thao) bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về xuôi tạo nên một vùng đất trù phú: cánh đồng Mường Lò với “gạo trắng, nước trong”. Một vùng chè cổ thụ Suối Giàng với nhiều bản sắc văn hoá người Mông gắn bó cùng phát triển theo dòng lịch sử làm nên làng nghề nông nghiệp truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa, sông Chảy là vùng văn hóa Thu Vật, Lục Yên với cánh đồng Mường Lai rộng lớn, nơi vô vàn dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh gắn với nguồn gốc người Tày cổ.
(HBĐT) - Tỉnh Lai Châu cách Hà Nội khoảng 400 km; có 8 huyện, thị, 108 xã, phường, thị trấn, dân số trên 40 vạn người. Lai Châu là vùng đất có 20 dân tộc anh em gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, H’Mông, Dao và Hoa. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn hóa Lai Châu. Văn hóa Lai Châu chứa đựng nhiều truyền thống tốt đẹp.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thăm quan nghỉ dưỡng. Phong cảnh đẹp, đa dạng, thuận lợi và phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Hệ thống đảo trên hồ có hệ động, thực vật phong phú, cùng với vị trí đẹp sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn khi được đầu tư đúng mức.
(HBĐT) _ Chiều 17/11, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc làn thứ XII tại tỉnh Hòa Bình, năm 2013 tổ chức lễ khai mạc Trình diễn trang phục dân tộc Tây Bắc.
(HBĐT) - Ngày 17/11, huyện Cao Phong tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu – Phó chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân địa phương.