Thầy mo làm lễ mời thành hoàng làng dự hội.
(HBĐT) - Ngày 7/2 (mùng 8 âm lịch), lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2014 đã tưng bừng diễn ra tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, các xã trong toàn huyện và hàng vạn người dân, du khách trong, ngoài tỉnh đã về dự hội.
Lễ hội Khai hạ năm 2014 được tổ chức tại xã Phong Phú với sự tham gia của tất cả các xã trong huyện. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm tại miếu thờ xóm Lũy. Thầy mo làm lễ cúng thành hoàng là Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị Tản Viên Sơn Thánh. Sau đó, đám rước đã rước thành hoàng ra sân vận động xã để xem hội. Đám rước gồm hơn 40 người đi đầu là dàn cò ke ống sáo, tiếp theo là đoàn cồng chiêng, đoàn cờ, đoàn tế, các cụ cao niên và nhân dân trong xã. Phần hội diễn ra sôi động với nhiều tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian đậm bản sắc dân tộc: hát thường rang bọ mẹng, bắn nỏ, bóng chuyền, đẩy gậy, đánh mảng… và thi người đẹp. Nhân dân các xã trong huyện đã mang đến ngày hội những món ăn cổ truyền thường ngày như: cá đồ, thịt chuột rừng, cơm lam, rau đồ, cua đá ốch lá khao… Lễ hội đã tái hiện lại đường cày đầu tiên của năm mới.
Lễ hội Khai hạ là lễ hội xuống đồng, mở cửa rừng. Sau lễ hội, người dân xuống đồng và lên rừng sản xuất. Lễ hội là sự khởi đầu cho một năm mới, là dịp để nhân dân bày tỏ lòng kính trọng vị thần đã lập ra Mường và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, quê hương giàu đẹp. Lễ hội đã làm sống lại những nét văn hoá dân gian xưa, kết hợp hài hòa với văn hoá hiện đại.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 5/2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng, năm Giáp Ngọ), UBND xã Phú Lai, huyện Yên Thủy đã tổ chức Khai hội Đình Xàm năm 2014.
(HBĐT) - Dễ đến gần năm nay không thấy Thạch Sanh xuất hiện. Hôm nay tự dưng lại đến nhà Lý Thông. Sau một hồi vồ vập hỏi han “thế à, vậy hả...” anh em lôi hũ rượu cao ngựa bạch ngâm từ hồi nảo, hồi nào ra để hàn huyên.
(HBĐT) - Ngày 3/2 (mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2014. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão và đông đảo du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.
(HBĐT) - Cháu nội tôi sinh năm Canh Ngọ (1990) sang năm Giáp Ngọ vừa tròn 24 tuổi. Cháu tuổi Ngọ nhưng lại là con gái nên cứ lo cuộc đời cháu sẽ vất vả, lận đận. Không biết hậu vận thế nào nhưng nay đều thấy học hành hanh thông, công việc thuận lợi, suôn sẻ.
(HBĐT) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng giêng của năm mới. Người Mường gọi là: Thết Năm mởi - dịch sang tiếng phổ thông là: Tết Năm mới, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. Đây là những ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng là những ngày con người được nghỉ ngơi để quan tâm, chăm sóc phần mộ tổ tiên, đi thăm chúc Tết người bề trên, người có công giúp mình trong năm cũ. Mỗi một mùa Tết đến đều thiêng liêng là những dấu ấn không thể phai nhòa của mỗi cuộc đời một con người.
(HBĐT) - Philippin là quốc gia được hình thành bởi hàng ngàn hòn đảo trên Biển Đông và là thành viên của cộng đồng khối ASEAN anh em. ở Việt Nam, nhắc đến Philippin là nói đến núi lửa, động đất, bão và cả căng thẳng về xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nữa. Nhưng khi được đến với đất nước này, chắc rằng suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi và thay vào đó là những trải nghiệm và cảm nhận thú vị.