Cảnh sát Ru-ma-ni cứu người di cư đưa về cảng ở Biển Đen. Ảnh AP
Đây là đợt hồi hương người tị nạn Afghasnitan thứ sáu mà Đức thực hiện kể từ tháng 12-2016 theo một thỏa thuận giữa Afghasnitan và Liên hiệp châu Âu (EU) nhằm hạn chế làn sóng người di cư. Kể từ khi số người tị nạn vào Đức vượt một triệu người trong năm 2015, Chính phủ Đức thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với vấn đề người tị nạn.
* Cùng ngày, giới chức Romania thông báo đã cứu được 153 người di cư trên một con thuyền ở Biển Đen trong thời tiết xấu. Đây là vụ giải cứu người di cư thứ năm kể từ tháng 8 tại Romania, trong bối cảnh xuất hiện quan ngại về khả năng Biển Đen trở thành tuyến đường biển mới để người di cư châu Phi đến châu Âu. Trong sáu tháng đầu năm nay, khoảng 2.500 người nước ngoài đã cố tình vượt biên giới Romania trái phép, tăng gấp năm lần so cùng kỳ năm ngoái.
* Người đứng đầu lực lượng cảnh sát CH Czech T.Tu-hi cho biết, Prague đã triển khai thêm 1.100 cảnh sát ở nước ngoài nhằm kiểm soát dòng người di cư tại các đường biên giới châu Âu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát vào năm 2015 đến nay, đã có 760 cảnh sát Czech được cử làm nhiệm vụ tại các quốc gia trên tuyến đường Ban-căng mà hàng trăm nghìn người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để trốn sang Trung Âu.
* Liên quan bảo vệ chặt chẽ đường biên giới vành ngoài EU, Bộ trưởng Nội vụ CH Czech M. Chovanec nêu rõ, Prague có thể tham gia nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng hình thức khác chứ không nhất thiết phải tiếp nhận người tị nạn. Trước đó, Tổng thống CH Czech M. Zeman cũng tuyên bố Czech không chấp nhận các cơ chế bắt buộc về phân bổ người di cư giữa các nước thành viên trong EU. EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người di cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn, nhưng vấp phải sự phản đối của một số nước Đông Âu.
Với liên tiếp các vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây của Triều Tiên, không ai rõ liệu Mỹ có thể kiên nhẫn đến bao giờ.