Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới.
Lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất.
Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.
"Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó", ông nói và đề nghị các trường cần xây dựng trung tâm học liệu, sử dụng nguồn tài liệu có uy tín trên thế giới cho giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ dạy học.
Theo Vnexpress
(HBĐT) - Ngày 13/9, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 - 2017.
Thi trắc nghiệm ở nước ta không phải là hình thức mới. Việc thi Toán bằng hình thức trắc nghiệm có thể là mới với chúng ta nhưng nhiều nước đã áp dụng.
(HBĐT) - Giai đoạn trước năm 2012, trường mầm non Lạc Lương (Yên Thủy) có 15 điểm trường với 25 nhóm lớp. Tỷ lệ học sinh trên địa bàn xã ra lớp chỉ đạt 66%. Nhà trường không tổ chức cho trẻ ăn bán trú được vì cơ sở vật chất không đảm bảo. Trước thực tế đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Đề án, tham mưu Đảng ủy xã Lạc Lương ban hành Nghị quyết về “Xây dựng trường mầm non Lạc Lương đạt chuẩn quốc gia”. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, các cấp, ngành, sự chung tay của nhân dân, trường mầm non Lạc Lương đã trở thành trường vùng 3 đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn mức độ 2 và xếp thứ 2 trong khối thi đua các trường mầm non năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh.
Chiều 8-9, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2017 để lấy ý kiến xã hội.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/9/2016) về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Đây là thay đổi lớn nhất trong dự thảo phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH CĐ vừa được Bộ GD ĐT đưa ra. Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh lo ngại, nếu áp dụng ngay lập tức trong năm học này thí sinh có "vắt chân lên cổ" cũng không theo kịp?