Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH T.Ư Đảng khóa XI "về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" và đạt được những kết quả quan trọng.
Trường TH&THCS Ngổ Luông (Tân Lạc) chú trọng thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động và các kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện đến các chi, đảng bộ và đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đồng thời, chủ trương được triển khai thực hiện đến 16 xã, thị trấn, 56 trường học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện. Hàng năm, huyện tổ chức các hội thảo, hội nghị và dành thời gian làm việc với ngành GD&ĐT, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến công tác GD&ĐT. Thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, BCĐ xây dựng trường chuẩn quốc gia, BCĐ xây dựng xã hội học tập; kiện toàn các BCĐ khi có sự thay đổi về nhân sự để kịp thời chỉ đạo, điều hành hoạt động đổi mới GD&ĐT của huyện.
Đồng chí Quách Cao Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tân Lạc cho biết: Sự nghiệp GD&ĐT của huyện nhận được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đầu tư, chăm lo và đồng thuận của toàn xã hội. Việc quy hoạch, sắp xếp lại các đơn vị, trường học được quan tâm. Giai đoạn 2013 - 2023, tổng chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện trên 3.000 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển. Chương trình kiên cố hóa trường, lớp được triển khai kịp thời. Các chương trình, đề án trọng điểm phục vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp, giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy và học, góp phần quan trọng duy trì, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đến nay, toàn huyện có 1.342 phòng học, phòng chức năng, so với năm 2013 xóa được 95 phòng học tạm và phòng học bán kiên cố; xóa dứt điểm việc học sinh phải học 3 ca. 100% trường phổ thông được đầu tư phòng tin học, 100% lớp học có ti vi kết nối internet thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Các cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tích cực phối hợp triển khai công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài. Trong 10 năm qua đã huy động được trên 50 tỷ đồng, trên 230.000 ngày công, hơn 20.000 m2 đất để xây dựng trường, lớp học. Đặc biệt, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với chương trình nông thôn mới đạt kế hoạch đề ra, trong giai đoạn 2013 - 2023 đã công nhận lại, công nhận mới 42 lượt trường chuẩn; toàn huyện có 29 trường đạt chuẩn, trong đó có 4 trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, huyện luôn là đơn vị được xếp tốp đầu trong toàn tỉnh. Nhiều mô hình hay được nhân rộng, phát huy có hiệu quả (tiêu biểu là Trường THCS Kim Đồng 2 năm liền chất lượng thi vào lớp 10 THPT đứng thứ 1/217 trường trong toàn tỉnh). Hàng năm, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp THCS đạt từ 99% trở lên, tốt nghiệp THPT đạt từ 96% trở lên.
Trong 10 năm qua có 15.525 lượt học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp huyện; 1.230 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, 9 học sinh giỏi cấp quốc gia; 164 cán bộ, quản lý được công nhận cán bộ quản lý giỏi cấp huyện; 24 cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh; 3.916 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 375 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. Hàng nghìn học sinh được xét và thi đỗ vào các trường đại học tốp cao trong cả nước. Trong 2 năm gần đây, huyện có học sinh đạt thủ khoa tổ hợp C00 toàn tỉnh, năm 2023 có học sinh đạt điểm cao thứ 3 toàn quốc ở tổ hợp C00. Giáo dục Tân Lạc đang từng bước tiệm cận, đi trước đón đầu trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc phân luồng học sinh theo định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội.
Lê Chung
ĐBQH đề nghị xem xét quy định tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non thấp hơn tối đa 5 năm so với quy định chung.
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%. Tình trạng học sinh sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới đang có dấu hiệu gia tăng.
Thời gian qua, huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Ngày 22/11, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo giáo dục hoà nhập đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo, trong đó có 58 Giáo sư, 572 Phó giáo sư.
Sáng 21/11, tại Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình đã diễn ra khai mạc kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2023. Dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi.