Liên quan đến vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục ĐH trong 2 năm 2009 và 2010, PV Báo Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Xuân Thanh (ảnh) - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Nhiều chính sách cho trường tham gia kiểm định

Thưa ông, nhiều trường ĐH đã được kiểm định nhưng xã hội vẫn chưa thấy được tác dụng của nó trong việc nâng cao chất lượng. Có phải công việc này chỉ là hình thức?

Kiểm định chất lượng (KĐCL) có 2 mục đích chính. Thứ nhất, đòi hỏi các trường phải tự hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên thông qua việc thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng. Thứ hai, ghi nhận thành quả đạt được của các trường bằng việc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cũng chỉ là những yêu cầu tối thiểu mà các trường ĐH cần phải phấn đấu đạt được, nhưng định kỳ sẽ được nâng cao hơn, đòi hỏi các trường phải tiếp tục phấn đấu vươn lên. KĐCL giáo dục không phải là thần dược trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên nó là biện pháp để từng bước nâng cao mặt bằng tối thiểu của các trường.

Theo ông làm thế nào để các trường tích cực tham gia kiểm định vì nhiều trường vẫn có tâm lý không muốn bị chỉ ra những hạn chế?

Để các trường tích cực tham gia, trước hết phải làm cho các cơ sở giáo dục thấy rằng quá trình tự đánh giá, một khâu quan trọng trong quy trình kiểm định, có tính quyết định trong việc tự hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Khâu này do chính nhà trường thực hiện nên cần nhìn thẳng vào thực tiễn, cần chỉ ra những điểm mạnh nên phát huy, những tồn tại cần khắc phục và có kế hoạch để cải tiến chất lượng giáo dục. Nhà trường không cần phải né tránh những tồn tại, yếu kém của mình.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng phải ban hành các chính sách thiết thực để khuyến khích các trường đăng ký KĐCL giáo dục. Ngoài việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh, cấp kinh phí hỗ trợ (ngay cả đối với các trường ngoài công lập), cũng cần phải có những quy định như chỉ có các trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được phép mở thêm ngành đào tạo, được phép liên kết đào tạo, đăng ký đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, mở rộng quy mô của nhà trường… Cũng phải để cho các trường thấy được trách nhiệm và quyền lợi thì họ mới quan tâm nhiều hơn đến việc đăng ký KĐCL giáo dục.

Sẽ thành lập 3 tổ chức kiểm định

Kiểm định chất lượng giáo dục không phải là thần dược trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên nó là biện pháp để từng bước nâng cao mặt bằng tối thiểu của các trường

Ông Phạm Xuân Thanh

Có ý kiến cho rằng, hiện nay, Bộ GD-ĐT vừa là cơ quan ban hành các văn bản quản lý nhà nước lại vừa là nơi kiểm định thì sẽ không tránh khỏi tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Vậy sắp tới công việc kiểm định có được đổi mới không?

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27.2.2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012, việc đánh giá ngoài và công nhận các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được triển khai theo hướng giao cho các tổ chức KĐCL giáo dục thực hiện.

Bộ GD-ĐT đang gấp rút xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vào cuối năm nay để sớm thành lập các tổ chức KĐCL giáo dục. Bộ GD-ĐT cũng đã đặt ra nhiệm vụ đến hết năm 2012 có ít nhất 3 tổ chức KĐCL giáo dục của nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động.

Vậy khi đó tiêu chí để kiểm định sẽ do ai ban hành? Các tổ chức kiểm định độc lập có được đánh giá theo tiêu chí của riêng họ?

Xét theo Luật Giáo dục hiện hành, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sẽ do Bộ GD-ĐT ban hành. Trước mắt, các cơ sở giáo dục và các tổ chức KĐCL giáo dục sẽ sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí do Bộ GD-ĐT ban hành để triển khai thực hiện các hoạt động đánh giá trong quy trình KĐCL giáo dục.

Nhưng thưa ông, ở một số nước, các tổ chức kiểm định độc lập có tiêu chí đánh giá của họ, chứ không phụ thuộc vào tiêu chí của cơ quan quản lý. Vậy tại sao chúng ta không học tập?

Chúng ta đều biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước là hỗ trợ và thúc đẩy triển khai những việc quan trọng và rất cần cho xã hội nhưng chưa có ai đứng ra thực hiện. Một trong những việc quan trọng đó là công tác KĐCL giáo dục. Trước đây, một số trường ĐH cũng đã nghiên cứu và đề xuất một số tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá nhưng bản thân các trường đó cũng không sử dụng hoặc chỉ dùng trong nội bộ nhà trường. Hiện nay, chúng ta cũng chưa có các tổ chức KĐCL giáo dục, vì vậy, cũng chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá do họ xây dựng.

Trong giai đoạn này, Nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT, phải đứng ra tập hợp trí tuệ của các chuyên gia trong cả nước tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá. Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT cũng đã tập hợp các chuyên gia để đưa ra các dự thảo về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, sau đó gửi dự thảo đến các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội có liên quan và đưa lên website của Bộ GD-ĐT để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

 Trong tương lai, sau khi hình thành hệ thống các tổ chức KĐCL giáo dục và sau một thời gian triển khai thực hiện, Nhà nước cũng nên phân cấp cho các tổ chức xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đánh giá theo các quy định, đảm bảo độ tin cậy, tính xác thực, đáp ứng yêu cầu của công tác KĐCL giáo dục.

                                                                          Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học viên tham gia khoá học được tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ phục vụ bàn, bar tại khách sạn, nhà hàng.
Không có hình ảnh

“4 nhà” cùng lo nguồn nhân lực

Bên lề Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trao đổi với báo giới nhằm nói rõ về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quốc gia

Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB): Khẳng định vị thế dẫn đầu khối giáo dục tiểu học của tỉnh

(HBĐT) - Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) được tách ra từ trường PTCS chuyên Phương Lâm từ tháng 8/1994. Trong nhiều năm qua, nhà trường không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều năm liền trường vinh dự được tặng danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc”. Nhà trường luôn dẫn đầu trong các phong trào dạy và học cũng như các phong trào đoàn, đội, văn hóa, văn nghệ.... được các cấp, ngành và Hội cha mẹ học sinh tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

Tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn Giáo dục công dân

Bắt đầu từ năm học 2011, sẽ có kỳ thi HS giỏi, GV giỏi về môn Giáo dục công dân. Đó là một trong những nội dung của Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.

Dạy lớp 1 tiếng Anh tăng cường: Rối như tơ vò!

Thay vì dự khảo sát đầu vào, từ năm học 2010-2011 học sinh (HS) lớp 1 ở TP.HCM có nhu cầu học tiếng Anh tăng cường (TATC) chỉ việc đăng ký với nhà trường. Thông tin này khiến nhiều người mừng rỡ bởi kỳ thi dành cho trẻ chưa đi học đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, nhiều trường tiểu học đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì cầu vượt xa cung.

Nhiều thay đổi quan trọng trong thi chọn học sinh giỏi

Ngày 24/11, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi.

Nhiều trường ĐH quá tải

Do lượng sinh viên tăng quá nhanh, nhiều trường ĐH, CĐ đang rơi vào tình trạng quá tải, thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...Theo Bộ GD-ĐT, TP Hà Nội hiện có 46 trường ĐH và 17 trường CĐ, chưa kể gần 40 trường THCN với tổng số sinh viên (SV) chiếm tới 43% so với cả nước. Con số này của TPHCM là 112 trường. Hai TP này cũng là nơi tập trung nhiều trường ĐH trọng điểm có lượng SV rất lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục