Sinh viên nhiều trường ĐH phải “trực chiến” bên máy tính nhiều ngày liền chỉ để thực hiện được việc đăng ký học phần (môn học) qua mạng Internet.

Sinh viên tập trung đăng ký môn học tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) -  Ảnh: Hoàng Duy 

Đón nhận thông báo đăng ký môn học học kỳ 2 năm học 2010-2011 của nhà trường, rất nhiều sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tỏ ra bức xúc bởi thời điểm đăng ký môn học trùng mùa thi học kỳ khiến sinh viên không tập trung ôn tập được.

Trắng đêm đăng ký

H.O., sinh viên năm 3 khoa kinh tế, lo lắng: “Đang mùa thi mà phải lên mạng canh chừng đăng ký môn học rất khổ, không bạn nào yên tâm để học hành. Mấy tuần nay chúng tôi phải ngồi lì trước máy tính, nhiều hôm thức đến 2g-3g sáng vẫn không đăng ký được”. Hàng trăm sinh viên nội trú tại ký túc xá của trường cho biết suốt mấy tuần nay, dù trong mùa thi nhưng sinh viên thức suốt đêm không phải để học bài mà để... lên mạng đăng ký môn học.

Theo các sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, từ khi trường thông báo về việc đăng ký học phần trên Internet, ngày nào họ cũng mất hàng giờ vô mạng để đăng ký môn học. L.A., sinh viên năm 2 khoa tài chính ngân hàng, cho biết: “Ngay khi trường thông báo, tôi thức trắng đêm cuối cùng cũng đăng ký được bảy môn học của học kỳ tới. Những sinh viên đăng ký được học phần đều phải lên mạng đăng ký lúc nửa đêm”.

Sinh viên một số trường ĐH khác cũng liên tục lên các diễn đàn kêu ca về chuyện không thể truy cập được vào mạng của nhà trường để đăng ký môn học trong những ngày cao điểm.

Theo quy định của các trường, nếu những môn học bắt buộc của học kỳ mà không đăng ký được thì sinh viên sẽ bị trễ tiến độ học tập suốt quá trình học của mình. Vì vậy, sinh viên nào cũng “canh” lúc trường ra thông báo để lên mạng đăng ký môn học nên website của các trường luôn trong tình trạng quá tải trong những thời điểm này.

Đăng ký một đường, kết quả một nẻo

Điều khiến sinh viên bức xúc hơn là họ rất khổ sở mới đăng ký môn học được nhưng sau đó nhận kết quả xử lý của nhà trường lại sai sót đủ thứ. T.T.C., sinh viên năm 1 khoa thủy sản Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: “Tôi đăng ký 21 tín chỉ (chín môn) nhưng kết quả xử lý còn 17 tín chỉ, mất hai môn. Đã vậy, môn tin học học kỳ sau mới học nhưng trường xếp lịch thực hành từ ngày 9-8 đến 17-10, thời điểm đó tôi chưa nhập học”.

Trong khi đó N.N., sinh viên năm 3 khoa quản lý đất đai, cũng cho biết nhiều sinh viên cùng phòng ký túc xá bị mất rất nhiều môn, bị đổi giờ học, giảng viên... không như đăng ký ban đầu. “Khi đăng ký mà không được như ý muốn mình cảm thấy rất bực. Cứ như hiện nay thì nhà trường xếp thời khóa biểu sẵn luôn, việc gì bắt sinh viên phải đăng ký rồi lại chuyển đổi lung tung” - N.N. bức xúc. Rất nhiều sinh viên năm 1 khoa lâm nghiệp cũng cho hay họ còn bị tình trạng kết quả đăng ký môn học của họ có cả một số môn không hề đăng ký.

Ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có tình trạng tương tự. Nhiều sinh viên cho rằng học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn giảng viên, lịch học... nhưng thực tế không dễ dàng. “Để học được đúng giảng viên mình ưng ý rất khó, luôn bị thay đổi. Đến ngày đóng học phí sinh viên mới biết một số môn mình đăng ký bị đẩy sang lớp khác” - H.L., sinh viên khoa kế toán - kiểm toán, nói. L.H., sinh viên năm 1 khoa tài chính - ngân hàng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đăng ký 14 tín chỉ (sáu môn) nhưng kết quả nhận được với lịch học hoàn toàn khác nên đành phải hủy tất cả để đăng ký lại.

ThS Trần Thanh Phong, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, xác nhận hiện phần lớn sinh viên của trường không đăng ký được môn tiếng Anh. Lý giải việc này, ông Phong cho rằng đội ngũ giảng viên của trường không đáp ứng đủ.

Ông Phong cũng thừa nhận hệ thống mạng của trường chưa đủ mạnh và phần mềm đăng ký môn học còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng có khi sinh viên đăng ký thành công rồi nhưng sau đó hệ thống máy tính lại xử lý cho kết quả sai. Ông Phong khẳng định: “Với hệ thống mạng, máy chủ của trường hiện nay vẫn không thể đáp ứng nổi cho việc triển khai cho sinh viên đăng ký môn học qua mạng”.

Các tin khác

ĐH Quốc gia Hà Nội, một trong những trường thuộc diện di dời khỏi nội thành
Không có hình ảnh
Trường THCS thị trấn Kỳ Sơn có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tốt việc dạy và học.

Nhiều đối tượng được miễn, giảm học phí

Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành thông tư về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Pháp - Việt tăng cường hợp tác giáo dục đại học

Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT thăm và làm việc từ 28/11 đến 4/12 tại Pháp nhằm học tập trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác về tổ chức quản lý, phát triển giảng dạy và nghiên cứu khoa học với một số trường đại học và đối tác của Pháp.

2015, khoảng 3,5 triệu sinh viên có chỗ ở trong ký túc xá

Trong cuộc đối thoại về việc giải quyết khó khăn nhà ở cho sinh viên do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 29/11, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đến năm 2015, có khoảng 3,5 triệu trong số 5 triệu sinh viên cả nước có chỗ ở trong ký túc xá.

Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH: Cần được chi rõ ràng

Phải có chính sách rõ ràng về kinh phí cho hoạt động kiểm định. Đó là phần lớn kiến nghị của 158 đại biểu đến từ 70 trường ĐH khu vực phía Nam dự hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại TPHCM ngày 30/11

Nhiều địa phương “lười” báo cáo về trò chơi không lành mạnh

Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã phải ra tiếp công văn nhắccác Sở GD-ĐT nộp báo cáo khảo sát thực trạng học sinh chơi trò chơi trực tuyến mà Bộ đã yêu cầu từ ngày 8/10/2010 và hạn cuối là ngày 25/10/2010 nhưng đến nay chưa có đơn vị nào báo cáo.

CNTT giúp "biến không thành có" trong giáo dục

"Biến không thành có" là cụm từ được nhắc tới nhiều trong hội nghị tổng kết việc triển khai chương trình dạy học Intel và ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học trong năm 2010, diễn ra tại Quảng Trị ngày 30/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục