Một giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tân Pheo A (Đà Bắc).
(HBĐT) - Từ trung tâm huyện, để lên đến trường tiểu học Tân Pheo A (xã Tân Pheo- Đà Bắc) mất gần 2h đồng hồ. Cũng giống như nhiều trường vùng cao khác trong huyện, trường tiểu học Tân Pheo A còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Cô giáo Bùi Thị Chất, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các phòng chức năng hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu như: thực hành tin học, thư viện, hội đồng… Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, mỗi thầy, cô giáo luôn là tấm gương tự học, trau dồi kiến thức, các em học sinh tích cực trong học tập nên những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trường tiểu học Tân Pheo A có tổng số 136 học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên nhà trường không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ, thăm lớp để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên trẻ luôn chủ động cập nhật những kiến thức mới, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng, tâm huyết với nghề. Nhờ đó, 100% giáo viên của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt và đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn. Trong các kỳ thi giáo viên giỏi, nhà trường có 7 giáo viên giỏi cấp huyện, trường. Đối với học sinh, nhà trường tập trung bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, tổ chức nhiều đợt thi học sinh giỏi cấp trường để tuyển chọn học sinh dự thi cấp huyện. Với học sinh yếu, kém, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên dạy phụ đạo vào mỗi buổi chiều. Kết quả, năm học 2009- 2010, toàn trường có 45 học sinh giỏi, tiên tiến cấp trường, 4 em giỏi cấp huyện; 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh tiểu học.
Khó khăn trong nâng cao chất lượng dạy và học là điều kiện về KT- XH trong xã còn chưa đồng đều ảnh hưởng đến huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của trường. Mặt khác, một số bậc phụ huynh vẫn chưa quan tâm nhiều đến học tập của con em mình nên đã lơ là, không đầu tư cho giáo dục. Một số xóm nằm cách xa trung tâm xã như Phổn, Bon (cách 5 km), để đi bộ đến trường, các em phải dậy từ 5h sáng. Những ngày nắng ấm đã vất vả, những ngày mưa, lạnh lại càng vất vả hơn. Cũng chính vì vậy, những năm trước, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn. Để khắc phục khó khăn đó, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và ban đại diện phụ huynh học sinh nhằm tăng cường huy động các lực lượng xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ… Đồng thời, nhà trường cử giáo viên đến từng xóm, gia đình học sinh để tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh của mỗi em qua đó đã nắm được các đối tượng học sinh có chiều hướng nghỉ học, kịp thời tuyên truyền, vận động các em tiếp tục đến trường. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ học sinh bỏ học không còn.
Cô giáo Bùi Thị Chất khẳng định: Năm học 2010- 2011, nhà trường tiếp tục triển khai các CVĐ như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Hai không”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... Thường xuyên xây dựng kế hoạch và tìm ra giải pháp thực hiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu năm học đã đề ra.
Hồng Nhung
Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.
(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.
Bộ GD-ĐT mới công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 tăng khoảng 33.500 chỉ tiêu so với năm 2010 (514.500 chỉ tiêu). Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay tiếp tục chạy theo số lượng khi có sự mất cân đối ở việc xác định tổng chỉ tiêu tuyển mới và cả chỉ tiêu ở từng trường, từng nhóm ngành.
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2011, ngân sách phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH là hơn 1.765 tỉ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là hơn 249 tỉ đồng.
Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.
(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.