Theo chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với máy tính qua môn Tin học. Và chỉ với 6 - 7 triệu đồng, nhiều gia đình đã thi nhau sắm máy tính và nối mạng cho con em.
Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh và học sinh (HS) nào cũng lường hết mối nguy hại từ một máy tính được kết nối internet. Cha mẹ tưởng giúp giới trẻ nhanh tiếp cận với công nghệ thông tin, nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Đua nhau sắm máy tính
Mới vào năm học được mấy tháng, bé A., HS trường tiểu học C.L (Hà Nội) nằng nặc xin mẹ được chơi máy tính. Số là, ở trường, các em HS tiểu học đã được theo học môn tin học. Chỉ vài lần ngồi trước màn hình, bé A. đã mê cách tô tô, vẽ vẽ từ máy tính. Đã thế, bạn bên cạnh lại còn “thông minh hơn” khi tìm ra vài trò game trong máy. Rủng rỉnh về ngân sách lại vốn chiều con, mẹ bé A. sắm luôn một chiếc laptop và đăng ký nối mạng luôn. “Thấy cháu háo hức máy tính, tôi cũng sắm để cháu nhanh làm quen với công nghệ thông tin”, mẹ bé A. tâm sự.
Không như mẹ bé A., chị Hạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại hay bị con trai là
Hiện nay, tâm lý sắm máy vi tính để con em được tiếp cận với công nghệ thông tin đã nhanh chóng lan tỏa và càng mạnh mẽ hơn với gia đình có con đang học cấp 2, 3. Khảo sát tại Trường bán công Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, số HS có máy tính chiếm 80,83%; tại trường THPT Tây Hồ, Trần Hưng Đạo có 61,7%; còn tại trường THPT Liễu Giai là 80,8%. Đa phần các HS đều “khoe” mới được gia đình sắm máy tính gần đây.
Số lượng gia đình mua sắm máy tính nối mạng tăng, phần nào cũng lí giải hiện tượng dù tiếp cận với công nghệ thông tin chậm hơn nhiều nước trên thế giới, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng vào top 20 quốc gia kết nối mạng nhiều với hơn 20 triệu người sử dụng Internet (chiếm 24,47% dân số).
Không kiểm soát, phản tác dụng
Việc HS sớm tiếp xúc với máy tính, nhất là được kết nối internet tiềm ẩn với nhiều mối nguy hại. Chẳng cần nói đâu xa, chỉ cần lên google và gõ vài chữ thì trong 0,8 giây sẽ hiện ra khoảng 17 triệu kết quả là những “web đen” hoặc đủ các thể loại game. Những điều đó đủ sức hấp dẫn và lôi kéo HS khi chưa được trang bị kiến thức đầy đủ và thiếu sự kiểm soát của gia đình.
Nói về tác hại của việc tiếp cận Internet thiếu kiểm soát, ông Bùi Văn Sâm, Phó hiệu trưởng trường Bán công Nguyễn Tất Thành, cho rằng đang học trên mạng nhưng chỉ cần thấy game hoặc phim hấp dẫn là trẻ sẽ quên ngay bài vở. Việc tán gẫu trên mạng cũng làm mất thời gian và ảnh hưởng đến học hành. “Trước đây, HS biết yêu đương từ cấp 3 đã là sớm, nhưng bây giờ yêu khi đang học lớp 8 - 9 là chuyện thường. Điều này một phần cũng do ảnh hưởng từ phim ảnh trên mạng”, ông Sâm nói.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, đã từng tiếp xúc với HS nghiện game, kể HS này bỏ học cả tuần để lui tới quán net, gia đình phải nhờ công an mới tìm thấy. “Không ít HS “nghiện” máy tính đến nỗi bỏ bê việc học hành. Nhiều HS sẵn sàng khoe có thể ngồi lỳ nhiều giờ mỗi ngày để tải nhạc, xem phim”, ông Bình cho biết.
Bà Nguyễn Thị Lê, Phó hiệu trưởng trường THPT Liễu Giai, cho rằng cần đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào trường, khi HS hiểu giá trị và kỹ năng sống thì các em mới có thể lựa chọn hành vi hướng tới giá trị sống tốt đẹp. Đặc biệt, gia đình phải quản lý máy tính của HS với phần mềm giới hạn truy cập mạng.
Theo Dantri
Giảng viên hướng dẫn thực tập một ngày làm việc được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn; hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp được tính từ 12 đến 15 giờ chuẩn/một khóa luận...
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, nhiều khả năng hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc sẽ được tổ chức vào khoảng gần cuối 2 năm 2011. Khác với các năm trước là Hội nghị tuyển sinh luôn “phản biện” với những ý tưởng mới của Bộ thì năm nay sẽ “giảm nhiệt”.
(HBĐT) - “Sang năm học mới, trường THPT Yên Hòa (Đà Bắc) sẽ có trường mới với 10 phòng học, 12 phòng công vụ cho giáo viên. Tình trạng đi học nhờ từ hơn 10 năm nay chấm dứt. Có trường mới là động lực lớn để thầy, trò nhà trường phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học” – Thầy Hiệu trưởng Bùi Minh Đức đã chia sẻ đầy xúc động về ngôi trường đang xây dựng.
Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011.
Ngày 26/1, Bộ GD-ĐT họp ban chỉ đạo để chuẩn bị hội nghị thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Về cơ bản tuyển sinh 2011 vẫn giữ như những năm trước nhưng Bộ sẽ có biện pháp mạnh tay khắc phục tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển như đã xảy ra trong năm trước.
Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp 12 hoặc 11 phổ thông năm học 2010 - 2011, có xếp loại học lực và hạnh kiểm học kỳ 1 đạt từ khá trở lên