Trường Tiểu học Tân Thanh 3, huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng).

Trường Tiểu học Tân Thanh 3, huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng).

Hiện nay, việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại nhằm phát triển toàn diện giáo dục bậc phổ thông luôn được xác định trong các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và đào tạo.

 

Trong đó, chương trình giáo dục được hiểu như là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để bảo đảm chất lượng và sẽ định hướng, quyết định nội dung giáo dục. Chương trình không tốt sẽ hạn chế việc cải tiến nội dung phương pháp giảng dạy của giáo viên và rất khó thay đổi phương pháp học tập của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông cần được xây dựng một cách khoa học và quy tụ được những quan điểm, ý kiến đúng đắn khác nhau của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên có tâm huyết, nhằm tích hợp mạnh mẽ với nội dung từng môn học cũng như với gia đình và cộng đồng. Về nội dung giáo dục gồm: Nội dung cơ bản; nội dung thực hành và nội dung ứng dụng bảo đảm vừa sức với người học, không quá tải và tránh hàn lâm. Nội dung giáo dục không chỉ là kiến thức học thuật mà cần chứa đựng và nổi bật được cả về kỹ năng sống gắn liền với quyền công dân, trách nhiệm với xã hội và đất nước, sức khỏe, môi trường và với truyền thống đạo đức, văn hóa của người Việt Nam. Riêng về phương pháp giáo dục cần thay đổi từ thuyết trình, đọc - chép, áp đặt của người dạy với người học bằng việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm mang tính hợp tác, tích cực và có sự tham gia của tất cả mọi người. Phương pháp dạy và học phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học về nhận thức đối với người học. Quá trình dạy học phải trở thành quá trình tự học, tự sáng tạo của người học. Hướng dẫn người học là quá trình hướng dẫn sự khám phá tri thức mới trên nền tri thức đã có của người học.

Tuy nhiên, tại hội thảo về đánh giá những hạn chế của nhà trường hiện tại và xây dựng một nhà trường đổi mới, nhiều cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những so sánh (về học sinh, giáo viên, tài liệu, đánh giá, phụ huynh và cộng đồng, môi trường học tập và một số vấn đề khác...) phản ánh những hạn chế cần khắc phục ở giáo dục phổ thông hiện tại. Thí dụ: Về học sinh trong lớp học hiện tại chỉ học theo cùng một nội dung, ít trao đổi, hợp tác cùng nhau, phải học nhiều môn, lớp học đông, tự tin, tự quản còn hạn chế, thụ động. Trong khi đó, học sinh lớp học đổi mới chủ động trong học tập, tích cực, hợp tác, tự tin, tự quản, tự học, tự tạo ra sản phẩm giáo dục. Ðối với giáo viên trong lớp học hiện tại truyền thụ một chiều, áp đặt; trình độ hạn chế; lệ thuộc vào chương trình, SGK và tài liệu hướng dẫn; hạn chế về kỹ năng giáo dục; thiếu linh hoạt, sáng tạo; năng lực tự bồi dưỡng hạn chế; chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; giáo viên tiểu học đạt chuẩn; một số lớn GV đã được tập huấn về phương pháp dạy học tích cực; nhiều GV còn 'cứng nhắc', thiếu năng lực. Trong khi đó, giáo viên trong trường học đổi mới tổ chức hoạt động, tư vấn, hỗ trợ; năng lực giáo dục, dạy học; linh hoạt, chủ động, sáng tạo; có năng lực tự đào tạo, tự bồi dưỡng; GV được tập huấn nhiều hơn, đáp ứng với đối tượng học sinh mình dạy; tăng cường các hoạt động sau tập huấn nhằm kiểm soát khả năng áp dụng của GV; giáo viên chủ động, sáng tạo trong dạy học - giáo dục. Về tài liệu của chương trình học hiện tại chủ yếu là thông báo kiến thức, ít chú ý tổ chức hoạt động cho HS; SGK là nguồn thông tin chủ yếu; ít khuyến khích HS tự học; không có tài liệu cho phụ huynh và cộng đồng; tài liệu, đồ dùng vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ. Trong khi đó, tài liệu cần cho trường học đổi mới sẽ  có nguồn thông tin mở; chú trọng tổ chức hoạt động học tập; khuyến khích HS tự học; có tài liệu cho phụ huynh và cộng đồng; tài liệu, đồ dùng thiết thực, hiệu quả. Về đánh giá trường học hiện nay chủ yếu là theo quy chế không linh hoạt; trong khi đó trường học đổi mới sẽ đánh giá thường xuyên, linh hoạt và chú trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh... Ngoài ra, các yếu tố về phụ huynh và cộng đồng, môi trường học tập và một số vấn đề khác cho thấy những năm vừa qua, đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông vẫn chưa xứng tầm và còn nhiều hạn chế, trì trệ.

Vì vậy, để đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông nếu chỉ chú trọng chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông là chưa đủ mà cần bổ sung, đó là: Ðánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông (trước hết là đánh giá chất lượng dạy và học đối với học sinh phổ thông). Ðánh giá chất lượng và hiệu quả của người học thực chất là đánh giá đầu ra của quá trình giảng dạy, giáo dục. Nếu các yếu tố đầu vào cơ bản như chương trình, nội dung, phương pháp được chuẩn bị tốt nhưng không chú ý hay đánh giá kém thì sẽ không cho kết quả thật của người học. Hệ thống đánh giá kết quả học tập của học sinh phải động viên, khuyến khích học sinh học tập, không gây áp lực cho các em cũng như gia đình các em. Hướng dẫn và đề cao quá trình tự đánh giá của bản thân người học. Kết hợp đánh giá bằng định tính và định lượng, thường xuyên và định kỳ, coi trọng kết quả đánh giá ở giai đoạn cuối của quá trình giảng dạy và giáo dục.

CÓ thể nói, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo trước hết cần đổi mới đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá trong dạy và học. Các yếu tố này là cơ bản và không những cấu thành một mô hình trường học kiểu mới, thay thế mô hình trường học truyền thống mà nó góp phần thay đổi hệ thống giáo dục, hệ thống nhà trường. Tiến hành xây dựng một bộ tài liệu giảng dạy mới được tích hợp giữa sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và sách giáo khoa của học sinh và được cấu trúc bởi một loạt các hoạt động dạy và học theo quy trình, ý đồ sư phạm. Học sinh dựa theo tài liệu để tự học, tham gia đối thoại, tương tác lẫn nhau và giáo viên lúc đó có vai trò là người thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh.

 

                                                                           Theo Báo Nhandan

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục