Nhà giáo ưu tú Lương Thọ Ngọc trong lễ đón nhận  danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Nhà giáo ưu tú Lương Thọ Ngọc trong lễ đón nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

(HBĐT)- Sau 20 năm tái lập, sự nghiệp giáo dục tỉnh ta đã có những bước phát triển đáng mừng. Thành tựu đó là sự cộng hưởng của truyền thống 65 năm giáo dục cách mạng; là nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Đồng thời, còn là “mùa quả ngọt” từ các thế hệ cán bộ, giáo viên tỉnh ta, miệt mài với “cái chữ”khắp mọi bản, làng. Những cống hiến đó đã được Nhà nước ghi nhận. Trong số đông những người làm sự nghiệp “trồng người”, tỉnh ta đã có 27 nhà giáo được phong 

 

Đôi điều về nhà giáo ưu tú người dân tộc Mường...

Thật vui khi đến thăm Nhà giáo ưu tú người dân tộc Mường Nguyễn Văn Na (nguyên hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh) lại gặp cả người bạn đời của ông (bà Nguyễn Thị Mỹ, năm nay cũng đã 78 tuổi). Câu chuyện của ông, bà gần gụi và gắn kết với nhau về chặng đường 41 năm công tác của ông, trong đó có 31 năm công tác trong ngành giáo dục. Bà nhắc lại mãi chi tiết về giọt nước mắt của ông và đồng nghiệp rơi xuống khi cơ sở vật chất của trường Hoàng Văn Thụ (thời sơ tán ở xã Hòa Bình) bị cháy rụi. Cả câu chuyện 2 học sinh tên Minh, tên Hương những năm là học sinh trường Hoàng từng trọ học nhà bà ở xóm Gai (năm 1968, xã Hòa Bình) từ miền Nam ra thăm “thầy Na, cô Mỹ”, rồi cả tập thơ của người học trò cũ từ năm ông là giáo viên của trường cấp II Lạc Thủy (năm 1956) gửi tặng thầy…

         

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Na vẫn luôn trân trọng, lưu giữ nhiều kỷ vật hồi còn công tác trong ngành giáo dục.

41 năm công tác trong một đời người có biết bao điều để nhớ, kỷ niệm chồng kỷ niệm. ông, bà nhắc đến mỗi chặng đường, mỗi bước ngoặt với sự trân trọng. Trong câu chuyện của ông bà có bóng dáng của biết bao đồng nghiệp, những cộng sự cùng ông, từng chia ngọt, sẻ bùi trong 31 năm là thầy giáo, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà…

Ông là thầy giáo dạy nhiều đối tượng học sinh (những năm 1956 - 1957 dạy học ở cấp II Lạc Thủy, Lương Sơn), những năm 60- 70 (dạy ở trường Hoàng Văn Thụ); học viên, sinh viên các trường sư phạm cấp I, cấp II Hòa Bình (cuối những năm 50, đầu những năm 60 ) và những học viên là cán bộ, đảng viên, cả cán bộ lãnh đạo các ngành, địa phương (thời là hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh. ông là thầy giáo trực tiếp đứng lớp và cũng là người “gắn” nhiều với chức danh “hiệu trưởng” các trường điểm của tỉnh. Có giai đoạn ông đã là lãnh đạo của Ty Giáo dục Hòa Bình, Hà Sơn Bình; cán bộ lãnh đạo của thị xã Hòa Bình.

Ông được biết như là những người đầu tiên đi “khai hoang”, “vỡ đất” ở những trường mới dựng với muôn vàn khó khăn của người đi  trước. Từ một giáo sinh trường sư phạm trở thành thầy giáo. Tuổi trẻ đến và đi, bước chân ông đã đi qua nhiều trường, nhiều vùng miền trong tỉnh với cương vị (chủ yếu) ở vai trò của Ban quản lý. Vì thế, ở ông luôn xuất hiện những ý tưởng mới và tính quyết đoán cần có. Tố chất đó đã giúp ông vượt qua được giai đoạn cam go nhất của những buổi ban đầu. Thời tỉnh mới tái lập (năm 1991), được cử về làm hiệu trưởng trường Đảng và trường Chính trị tỉnh, ông và các cộng sự  “gây dựng” từ những điều tưởng như nhỏ nhất. Lúc đầu, trường chỉ có 5-6 người, cơ sở vật chất tạm bợ… nhưng vẫn phải vận hành “guồng máy” này. Nhiều người vẫn nhắc hình ảnh của ông: gò lưng đạp xe lên dốc đồi 79 (Làng chuyên gia) mỗi sáng, mỗi chiều; cặm cụi và chăm chỉ như ngày đầu vào nghề. Là giảng viên thì phải dạy, trường phải có lớp. Vì thế, bên cạnh việc phải có, xây dựng đội ngũ cùng với sự phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể hữu quan, trường đã từng bước mở được lớp và một trường chính trị được vận hành theo đúng chức năng. Năm 1997, sau 41 năm công tác, ông được nghỉ hưu theo chế độ.

Cùng với nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, danh hiệu Nhà giáo ưu tú là sự ghi nhận đúng đắn về những đóng góp đáng kể của ông. Hôm nay, ngồi trong căn phòng bên con đường đang được tân trang mới mẻ, ông và bà cùng bồi hồi nhớ lại “thời thanh xuân sôi nổi” với những hoài bão cùng sự cống hiến không mệt mỏi vì sự nghiệp “trồng người”. Cuộc sống đạm bạc và khiêm nhường nhưng ông luôn có được niềm vui bởi sự thanh thản trong tâm hồn vì có những học sinh vẫn một lòng nhắc, nhớ “thầy Na”...

Mùa xuân 2011, ông đón nhận danh hiệu 50 năm tuổi Đảng...

Thời gian thật nhân hậu và công bằng với tất cả mọi người... Nhà giáo ưu tú Lương Thọ Ngọc (Nguyên hiệu trưởng trường Trung học kỹ thuật Hòa Bình) đã có những lúc im lặng thật lâu khi nhắc về kỷ niệm...

         

Thư viện trường tiểu học Xuân Phong (Cao Phong) được đầu tư xây dựng phục vụ công tác dạy và học.

Rời trường sư phạm về Hải Dương công tác từ năm 1958. Thế nhưng nỗi niềm ông vẫn đăm đắm về miền quê Hòa Bình, nơi ông sinh ra và lớn lên. Trở về Hòa Bình, ông có nhiều năm là cán bộ và lãnh đạo của các Phòng giáo dục Kỳ Sơn, thị xã… Những năm 60 của thế kỷ XX, cả nước lên đường đánh Mỹ. Trên mặt trận giáo dục ở tỉnh ta ngày đó có 2 điểm nổi bật: Vĩnh Tiến (Kim Bôi có phong trào bổ túc cấp I), huyện Kỳ Sơn có trường cấp II Thu Phong (là điểm sáng về giáo dục bổ túc cấp II).  Bao lần khoác ba lô, đạp xe vượt dốc Cun đi gây dựng phong trào giáo dục ở Thu Phong làm ông nhớ mãi... Giai đoạn ông là hiệu trưởng trường phổ thông cấp THPT vừa học, vừa sản xuất Công Nghiệp (từ năm 1971-1984, nay là trường Công Nghiệp) cũng biết bao kỷ niệm. Nhiều đêm thức trắng cùng anh em đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh dọn dẹp, vận chuyển xưởng mộc để tránh nước lũ sông Đà.… Năm 1984, một dấu mốc mới với ông khi được ngành giao nhiệm vụ là hiệu trưởng trường PTTH Kỹ thuật Hòa Bình (nay là trường THPT Ngô Quyền). Trường mới, không có trụ sở, 3 năm liên tục vừa “tá túc” tạm ở trường Đảng cũ (phường Chăm Mát). Ngoài học văn hóa, học sinh được học các nghề may,  mộc, cơ khí, nấu ăn, làm vườn; thông qua dự án Aphêđa, ông đã trang bị cho học sinh nhiều xã ở Bình Thanh, Thống Nhất, Dân Chủ, Sủ Ngòi kiến thức về ươm cây, trồng rừng… Thầy Dương Ngọc Trung (Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền) nhớ lại: “Lần nào nhà trường lên Bình Thanh lấy vật liệu làm chổi chít, thầy cũng “nếm mật, nằm gai” cùng các đồng nghiệp và học sinh”. Từ những sản phẩm của thầy và trò nhà trường (như bàn, ghế...), tại 2 cuộc triển lãm đồ dùng dạy học do Sở GD&ĐT Hà Sơn Bình tổ chức, trường PTTH Kỹ Thuật đã đoạt giải đặc biệt. Trong ký ức nhiều đồng nghiệp về ông, nhà giáo Lương Thọ Ngọc được nhìn nhận như một nhà quản lý tận tụy, hết lòng vì công việc; làm việc gì đều luôn cố gắng và quyết tâm; phong thái giản dị, dễ gần. Trong quãng đời công tác của mình, ông đã có 14 lần được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cùng nhiều khen thưởng khác của Đảng, Nhà nước.  Năm 1994, ông được nghỉ hưu theo chế độ.

Ngôi trường xưa giờ đã có 4 tòa nhà cao tầng tại khuôn viên rộng rãi; chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng lên. Trường THPT Ngô Quyền có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thuộc tốp 5 của tỉnh. Năm học 2009-2010, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đội tuyển nhà trường đứng thứ 4 toàn tỉnh (18 giải, trong đó có 4 giải nhì). Gần 3 năm nữa thôi, trường sẽ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường. Còn mùa xuân năm 2011, ông được đón nhận danh hiệu “50 năm tuổi Đảng”…

 

                                                                                  Bùi Huy Quang

 

Các tin khác

GS Dương Nguyên Vũ (cầm hoa) cùng học trò trong ngày 20.11.2010 tại Paris (Pháp).
Không có hình ảnh
Đón Tết giữa trời tây
Không có hình ảnh

Năm Canh Dần qua đi để lại nhiều buồn vui lẫn lộn

Năm Canh Dần qua đi để lại nhiều buồn vui lẫn lộn

Tết trẻ học điều hay

Xuân yêu thương và chia sẻ, những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là bài học và thông điệp đầy ý nghĩa mà các trường học trên địa bàn TPHCM muốn gửi đến các học sinh nhân dịp Tết Tân Mão.

Trường ĐH xuất sắc cũng lắm truân chuyên

Đầu vào của các trường ĐH xuất sắc sẽ là những học sinh giỏi nhất của Việt Nam. Từ mô hình này, Chính phủ sẽ đúc rút phương pháp quản lý nhằm đổi mới toàn diện giáo dục ĐH của Việt Nam

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Thi tuyển kết hợp xét tuyển

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GD-ĐT về công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2011-2012. Theo đó, về cơ bản, công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp của Hà Nội giữ ổn định như năm trước

Trung tâm ngoại ngữ, tin học: Không quá 25 học viên mỗi ca học

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học phải bảo đảm diện tích tối thiểu cho mỗi học viên/ca học là 1,5m2; số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/giáo viên/ca học.

Giáo dục Lương Sơn - những mùa vui

(HBĐT) - Một ngày đầu năm học 2010-2011, trên những nẻo đường thôn, bản dẫn về trường tiểu học xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi gặp từng đoàn các em nhỏ và các bậc phụ huynh. Ai nấy đều tràn đầy niềm vui, vì ngôi trường có 64 năm tuổi đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Những bộ đồng phục học sinh xen lẫn những bộ trang phục dân tộc Mường, tà áo dài giàu bản sắc. Trong lời ca, tiếng hát của thầy và trò nhà trường có niềm tự hào về truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục