Đón Tết giữa trời tây

Đón Tết giữa trời tây

Học kì đầu tiên, Lại Thị Hoài Linh, du học sinh tại Offenburg (Đức) phải thi 10 môn. Ngày 30 Tết và mùng theo lịch Việt đều có lịch thi.

 

Khó tổ chức Tết Việt ở trời Tây

"Học bài không kĩ để rớt phải thi lại kì sau thì hỏng bét, coi như công sức suốt học kì đổ hết xuống sông xuống biển. Ai mà vừa học vừa làm thì lúc này không đủ thời gian mà ngủ nữa, nói chi đến tổ chức Tết” - Linh nói.

Khi những ngày Tết truyền thống của dân tộc đang đến gần cũng là lúc cao điểm thi cử của lưu học sinh ở nhiều nước trên thế giới.

Với những sinh viên vừa “chân ướt chân ráo” đến trời Tây thì đây là kỳ thi đầu tiên với cách học còn nhiều lạ lẫm nên việc đầu tư ôn thi khiến họ không có đủ quỹ thời gian trọn vẹn dành cho việc đón Tết cổ truyền.

Tết đến, xuân về luôn là thời điểm mang lại cho các du học sinh nhiều tâm sự, nỗi lòng xốn xang đặc biệt, nhất là với những ai mới lần đầu ăn Tết ở xứ người.


Mâm cỗ Tết của lưu học sinh

Với nhiều lưu học sinh sống tại vùng ngoại ô như Linh, ít sinh viên người Việt thì khó có thể nghĩ đến việc đón Tết một cách đầy đủ. “Cũng chẳng biết tổ chức Tết với ai bây giờ.

Dân bản xứ đều là người Tây, Tết của họ là những kì nghỉ dành cho bạn bè chứ không phải để sum họp như người Việt mình. Sinh viên Việt Nam ở đây cũng chẳng có nhiều, ngoại trừ tại các thành phố lớn như Berlin, Munich hay Frankfurt thôi.

Linh và một số bạn cùng trường sẽ tổ chức nấu nướng chung ở nhà ai đó, hoặc sẽ đi tàu lên thành phố lớn, nhập vào một hội sinh viên người Việt ở đấy để cùng đón Tết.

"Nhưng chắc cũng chỉ nâng ly chúc mừng thôi, rồi ai cũng sẽ tản ra để gọi điện, viết tin nhắn gửi về nhà hoặc ngồi bên laptop nói chuyện online với người thân, bạn bè” – Linh chia sẻ thêm về những dự định đón Tết Việt đầu tiên ở Đức.

Tuy nhiên để sắm sửa các nguyên liệu, thực phẩm theo đúng hương vị ngày Tết ở quê nhà cũng là cả một chặng đường khó khăn. Trần Thu Hương, du học sinh tại Anh lo lắng:

“Tết đầu tiên xa nhà, không biết mình có làm nổi một bữa cơm như ở nhà không. Không thể tạo ra món ăn Việt chỉ với những loại đồ hộp đã chế biến sẵn trong siêu thị.

Thèm một đòn bánh tét, một hũ dưa kiệu – những món ăn đặc trưng, rất riêng của người Việt. Nhưng ở nơi đây giống như một giấc mộng xa vời vậy. Đón Tết ta ở trời Tây lẽ dĩ nhiên không thể bằng hương vị Tết ở quê nhà, thậm chí có phần nhạt nhẽo và chua xót”.


“Tết – chỉ còn là hoài niệm đẹp”


Đó là những tâm sự rất chân thành của nhiều du học sinh khi không có điều kiện về thăm gia đình vào những ngày Tết.
 
Lúc này, khi Tết đến chỉ còn đếm từng ngày, nhà nhà người người ở quê hương Việt đang nô nức đi sắm Tết, rậm rịch gói bánh chưng, bánh tét, thì ở bên kia bán cầu, lễ Giáng Sinh cũng như Tết Dương lịch đã qua rất lâu rồi nên nhịp sống lại trở về với sự hối hả, bận rộn thường ngày.

“Lễ Giáng sinh và Tết Tây mang lại một cảm giác rất đặc biệt nhưng nó lại khác với cảm giác háo hức và mong chờ mỗi lần Tết đến. Tết đối với mình là một cái gì đó rất thiêng liêng và không thể thay thế được cho dù mình có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới”. Đó là lời tâm sự chân thành của Hồng Ngọc, du học sinh ở Mỹ.

Đón Tết giữa trời tây

Xa nhà, nhiều du học sinh tự tìm cho mình không khí Tết tràn ngập, rực rỡ ở nơi quê nhà trên các trang báo mạng điện tử Việt Nam, các mạng xã hội, qua những lời nhắn gửi của bạn bè.

“Mới xa gia đình chưa được bao lâu, nhưng cái cảm giác nhớ nhà, nhớ Tết vẫn không nguôi mỗi khi nhìn thấy bánh chưng, bánh tét và không khí đón Tết mà người thân và các bạn chia sẻ với mình.

Nhớ mới năm ngoái, còn được ở nhà tất bật cùng gia đình chuẩn bị cho ngày Tết, giúp mẹ khuân từng chậu hoa xuống xe rồi sắp xếp nó trước nhà, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ Tết, xúng xính sắm quần áo mới với em gái. Đặc biệt là những chiều được đi chơi cùng bạn bè, nép vào một góc nào đó rồi cả đám chụp hình.

Giờ đây, nó làm mình cảm thấy yêu từng góc phố, từng con đường Hà Nội, yêu những tấm thiệp đỏ bạn bè viết vội trong những giờ lên lớp để kịp trao nhau khi xuân về” – Bích Ngọc, sinh viên ĐH Insa (Pháp) tâm sự.

Còn với Hồng Minh – du học sinh Mỹ, Tết với cô bạn là tình yêu “ích kỷ” với Sài Gòn chỉ của riêng mình:
 
“Mới xa nhà được mấy tháng nhưng những ngày này, mọi thứ chỉ như thúc giục mình trở về để được thấy cái rộn ràng, tấp nập của Sài Gòn những ngày gần Tết, muốn được thấy cả một Sài Gòn thảnh thơi đến lạ khi Tết sang”.

Cái lạnh âm độ với tuyết trắng phủ đầy của mùa đông ở phương Tây càng làm se sắt nỗi lòng của biết bao người con đất Việt trong những ngày cuối tháng chạp Âm lịch.

Dù có những bữa cơm tất niên bên bạn bè nơi đất khách, nhưng cảm giác ấm cúng của sự sum họp gia đình, không khí nhộn nhịp của những phiên chợ Tết, những câu chúc tuổi hay phong bao lì xì vẫn là những thứ thật khó để có thể tìm thấy ở nơi đâu ngoài quê hương mình.

Những cái Tết xa nhà, mỗi du học sinh càng nhận ra được giá trị thiêng liêng của ngày Tết tưởng chừng như đã quá quen thuộc với người Việt Nam

 

                                                                             Theo VietNamnet

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phụ huynh chọn mua sản phẩm do các bé làm ra
Không có hình ảnh

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Thi tuyển kết hợp xét tuyển

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GD-ĐT về công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2011-2012. Theo đó, về cơ bản, công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp của Hà Nội giữ ổn định như năm trước

Trung tâm ngoại ngữ, tin học: Không quá 25 học viên mỗi ca học

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học phải bảo đảm diện tích tối thiểu cho mỗi học viên/ca học là 1,5m2; số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/giáo viên/ca học.

Giáo dục Lương Sơn - những mùa vui

(HBĐT) - Một ngày đầu năm học 2010-2011, trên những nẻo đường thôn, bản dẫn về trường tiểu học xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi gặp từng đoàn các em nhỏ và các bậc phụ huynh. Ai nấy đều tràn đầy niềm vui, vì ngôi trường có 64 năm tuổi đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Những bộ đồng phục học sinh xen lẫn những bộ trang phục dân tộc Mường, tà áo dài giàu bản sắc. Trong lời ca, tiếng hát của thầy và trò nhà trường có niềm tự hào về truyền.

Ðổi mới và phát triển toàn diện giáo dục phổ thông

Hiện nay, việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại nhằm phát triển toàn diện giáo dục bậc phổ thông luôn được xác định trong các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và đào tạo.

Trường học "xoay sở" với chương trình học sau rét đậm

Một tháng qua, thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh bậc mầm non, tiểu học. Nhiều trường đã phải tự “xoay sở” với chương trình học nhằm "đối phó" với giá rét.

Khi học sinh lướt web sớm

Theo chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với máy tính qua môn Tin học. Và chỉ với 6 - 7 triệu đồng, nhiều gia đình đã thi nhau sắm máy tính và nối mạng cho con em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục