Các trường tỏ ra không đồng tình với phương án kéo dài thời gian xét tuyển.

Các trường tỏ ra không đồng tình với phương án kéo dài thời gian xét tuyển.

Sau khi Bộ GD-ĐT cho phép kéo dài thời gian xét tuyển cho các trường đến 31-12 và thí sinh được photocopy giấy báo điểm không hạn chế để mang đi xét tuyển, nhiều trường cho rằng phương án mới này dễ dẫn tới hiện tượng thí sinh ảo.

 

Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, nói rằng nếu 1 thí sinh (TS) gửi 5 giấy xét tuyển và vào học một trường thì tỉ lệ ảo đã lên đến 80%.

TS cứ nộp hồ sơ xét tuyển, trường cứ đinh ninh TS đến và gửi giấy gọi. Nhưng nếu gửi giấy gọi 10 TS mà chỉ có 2 người đến học thì chết” - ông Sơn nói.

“Tăng thêm nhiều nguyện vọng thì tốt cho TS nhưng ảo thì sẽ nhiều lắm, sẽ kéo dài quá trình tuyển sinh và gây nên sự lộn xộn” - một chuyên gia tuyển sinh khu vực phía Nam nhận định.

Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng ngoài cái lợi là tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu, việc kéo dài thời gian xét tuyển khiến quá trình tuyển sinh quá dài, niên học sẽ có sự thay đổi.

Bà Trần Hoàng Thi Diễm Ngọc, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Dân lập Thăng Long (Hà Nội), nhận định: Đó là quá trình xét tuyển lai rai, lẻ tẻ, lắt nhắt, khó đồng bộ, ảnh hưởng về mặt dữ liệu. Sự kéo dài thời gian tuyển sinh còn khiến cho TS đến vào giờ chót (tháng 12) phải học chậm một học kỳ.

Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông (Hà Nội), nói: “Chúng tôi nghĩ rằng không nên kéo dài thời gian xét tuyển đến 31-12 vì như thế không giải quyết được vấn đề. Bộ chỉ nên giới hạn đến tháng 11 là đủ”.

Theo ông Hóa, không nên để TS nhân bản quá nhiều phiếu kết quả để xét tuyển.

Ông Hoàng Minh Sơn đề xuất bộ tổ chức một đường tuyển sinh online, trong đó bộ nắm giữ máy chủ để các trường đưa thông tin về tuyển sinh của trường mình lên. Qua đó, thí sinh đăng ký dự tuyển trực tuyến và phần mềm đặc biệt sẽ xử lý thông tin trực tiếp để tránh hiện tượng thí sinh nộp hồ sơ vào, rút đi mà thông tin vẫn tù mù đối với cả bên tuyển và bên dự tuyển.

                                                                             Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục