(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 17/2, xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ do ăn phải nấm rừng trên địa bàn xóm Hịch 1, xã Mai Hịch (Mai Châu). Đã có 6 người phải nhập viện là người trong cùng gia đình và anh em họ hàng; hiện 1 người đã tử vong vào hồi 4h giờ ngày 22/2, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngộ độc nấm, biến chứng suy đa tạng.
Cán bộ Khoa Hồi sức - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) điều trị cho bệnh nhân.
Ngày 20/2, đoàn điều tra của Chi cục ATVSTP đã tiến hành điều tra vụ ngộ
độc thực phẩm này với diễn biến sự việc, vào sáng 17/2, gia đình bà H.T.V
có mượn 6 người là anh em họ hàng tới giúp làm nhà. Sáng cùng ngày, H.C.L đi
lên rừng hái khoảng 200 gam nấm rừng mang về nấu canh với lá lốt. Bữa ăn
hôm đó có thêm các món: măng đắng xào tỏi, thịt gà xào gừng, lươn nấu quả tai
chua, lòng lợn chín, canh rau mồng tơi và uống rượu.
Khoảng 23 giờ sau ăn, 4 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở, tê
tay, chướng bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Đến 6 giờ 44 phút ngày 18/2, 1 bệnh nhân được đưa
đến Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cấp cứu. Sau đó có 3 bệnh nhân được đưa vào
điều trị với cùng triệu chứng. Sáng 19/2, tiếp tục có 2 bệnh nhân được đưa đến
cấp cứu. Các bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Mai Châu đã xử trí truyền dịch, uống
than hoạt, giảm đau, giảm tiết, kháng sinh đường ruột. Đến khoảng 9 giờ ngày
20/2, 2 bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi hội chẩn, Trung tâm Y
tế huyện Mai Châu đã chuyển 2 bệnh nhân đến điều trị tại Khoa chống độc Bệnh
viện Bạch Mai. Đến 4h ngày 22/2, bệnh nhân H.C.L đã tử vong.
Chiều 21/2, 4 bệnh nhân còn lại được chuyển đến khoa Hồi sức - chống độc
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Theo thông tin, đến 17h ngày 22/2, trường hợp bệnh
nhân điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai đang nguy kịch; 4 bệnh nhân điều trị ở
Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện tại tạm ổn định, nhưng vẫn trong giai đoạn
tiến triển của bệnh.
P.V
Bộ Y tế đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là nội dung Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế vừa ban hành.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2023, trên địa bàn tỉnh có tổng số 86 lễ hội đăng ký tổ chức. Trong đó có 1 lễ hội cấp tỉnh; 3 lễ hội cấp huyện; 30 lễ hội cấp xã, phường, thị trấn; 52 lễ hội cấp thôn, xóm. Sau Tết Nguyên đán, lượng người đi lễ chùa, tham dự lễ hội tăng mạnh. Mùa lễ hội năm nay, dù đã có tín hiệu thay đổi theo hướng tích cực, nhưng nhìn chung, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) vẫn là nỗi lo thường trực.
Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Y tế về tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lí, đầu thầu thuốc, mua sắm trang thiết bị y tế…
Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 9/1/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024. Luật mới ban hành được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập; giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân; đồng thời tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Thời tiết nồm ẩm duy trì nhiều ngày qua và còn diễn tiếp một tuần nữa đã khiến cho cuộc sống của nhiều gia đình gặp khó khăn. Các chuyên gia lưu ý người dân cần áp dụng các biện pháp chống ẩm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp.
Ngày 7/2, bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị này vừa cứu sống trường hợp sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi và bọc ối chui vào ổ bụng. Đây là trường hợp hiếm gặp trong sản khoa và có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi.