(HBĐT) - Với ông Nguyễn Văn Chính, 74 tuổi ở thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) thì cơn lũ trong những ngày qua xảy ra trên địa bàn Lạc Thủy là một trong 3 cơn lũ lớn nhất mà trong đời ông từng gặp. Nước lũ lên nhanh và bất ngờ đã nhấn chìm toàn bộ làng mạc, nhà cửa. Tuy vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của những nhà hảo tâm, người dân địa phương từ bát cơm nóng, từ chai nước nhỏ đã sưởi ấm lòng người trong cơn lũ dữ…


Nơi dòng nước lũ đi qua...

 Chúng tôi về Lạc Thủy khi dòng nước sông Bôi đã rút, tuyến đường 12B không còn bị chia cắt. Nước cũng đã rút khỏi nhà người dân vùng lũ Khoan Dụ, Yên Bồng. Đồng chí Đinh Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ chia sẻ: Trong đợt lũ vừa qua Khoan Dụ là địa phương bị thiệt hại nặng nhất huyện. Theo đó, xã có 3/6 thôn bị chia cắt, 400 nhà dân bị nhấn chìm trong nước lũ. Trong đó, có những điểm ngập sâu từ 2m - 3m. Tổng thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của xã theo thống kê sơ bộ ước tính khoảng 11 tỷ đồng. Sau nhiều ngày bị ngập lụt chia cắt, tính đến thời điểm ngày 14/10/2017,nước lũ cũng mới chỉ rút ra khỏi nền nhà còn lại đồng ruộng thì phần nhiều vẫn còn ngập úng. Tuy vậy, người dân vùng lũ chúng tôi cũng khẩn trương dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống. Còn ông Nguyễn Văn Chính, 74 tuổi ở xã Liên Hồng 2 chia sẻ: trận lũ vừa qua là trận lũ lớn nhất ông từng gặp trong đời mà ông từng trải qua. Những trận lũ lịch sử năm 1984 và năm 2007 so với trận lũ vừa qua cũng chưa là gì. Trong đợt lũ này, nước dâng nhanh, chảy xiết, chia cắt, cô lập nhiều làng mạc, khu dân cư trong toàn huyện, đã làm cho cuộc sống người dân bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn.

 

Đồng chí Quách Thế Ngọc, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy chuyển những suất cơm nghĩa tình của Hội tiểu thương và Hội phụ nữ thị trấn Chi Nê đến tận tay người dân vùng lũ bị cô lập.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Lạc Thủy, trong đợt lũ vừa qua toàn huyện có 869 ngôi nhà của người dân bị ngập; thiệt hại về lúa và hoa màu bị ngập là 805,93ha; nhiều công trình hồ, đập, thủy lợi bị hư hỏng. Về giao thông, nhiều điểm bị sạt lở với tổng khối lượng đất đá khoảng 28 nghìn m3; mưa lũ cũng đã gây ngập cục bộ 9 điểm trên tuyến Quốc lộ 21A, đường 438A, 438B, đường liên xã làm tắc nghẽn giao thông trên 25km. Trong đó, khoảng 10km đường giao thông nước ngập trên 1m gây cô lập hoàn toàn các xã Yên Bồng, Khoan Dụ, An Bình, Hưng Thi; nhiều thôn của các xã Lạc Long, Cố Nghĩa, Liên Hòa, Phú Lão, An Lạc, Đồng Môn, Thanh Nông, Phú Thành... bị chia cắt. Tính đến thời điểm 15h30 ngày 14/10/2017, nghĩa là sau khi đợt mưa lũ lịch sử đã trôi qua được 2 ngày chúng tôi có mặt tại xã Yên Bồng thì 45 hộ dân ở thôn Tiền Phong vẫn đang trong tình trạng bị nước sông Bôi chia cắt, cô lập. Theo thống kê sơ bộ, trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Lạc Thủy đã bị thiệt hại ước tính khoảng gần 60 tỷ đồng.

... Vẫn ấm tình người

Chúng tôi về Lạc Thủy khi đợt mưa lũ lịch sử đã qua đi. Dù vẫn còn đọng lại trong ký ức của người dân vùng lũ nỗi ám ảnh kinh hoàng. Thế nhưng, vẫn còn những câu chuyện đẹp về lòng nhân ái, sự sẻ chia đầy tình người của người dân vùng lũ trong cơn khốn khó, hoạn nạn. Như câu chuyện về những người lính đã không quản ngại mưa gió, hiểm nguy đã tổ chức ứng cứu được 12 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm ngay trong dòng nước xiết đêm ngày 10/10/2017; hay việc huy động lực lượng, tổ chức giúp đỡ 165 hộ dân sơ tán lên khu vực an toàn...

Nhưng câu chuyện mà người dân vùng lũ nhắc đến nhiều nhất đó là việc họ được nhận hàng trăm suất cơm nóng đầy ắp tình người trong những ngày bị nước lũ cô lập. Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lan, tiểu thương chợ thị trấn Chi Nê chia sẻ: thực ra lúc đầu cũng chưa ai nghĩ đến việc nấu cơm mang đến với người dân vùng lũ bị cô lập. Ý tưởng này khởi phát khi chị em chúng tôi thấy những người dân ra chợ mua mì tôm. Nghe người ta kể, mấy ngày nước lũ dâng cao, nhà cửa bị cô lập không có gì để ăn. Mãi mới đi nhờ được thuyền để ra mua mì tôm về ăn sống chứ nước dâng cao quá không nấu được. Thấy hoàn cảnh của họ khó khăn quá nên mấy chị em trong Hội tiểu thương trong chợ thị trấn Chi Nê đã bàn với nhau góp rau, góp gạo, góp thịt... để nấu cơm gửi xuống thuyền của lực lượng cứu hộ mang vào cho người dân vùng lũ bị cô lập. Ngày đầu tiên, chị em Hội tiểu thương chợ Chi Nê đã nấu và gửi cho người dân vùng lũ được 200 suất cơm và nước uống. Việc làm này của chị em Hội tiểu thương được nhiều người và các ban, ngành đoàn thể của huyện biết đã đến ủng hộ và cùng tham gia, chung tay giúp đỡ người dân vùng lũ có cơm ăn, nước uống.

Chị Hoàng Thị Mỹ, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Thủy chia sẻ: khi biết chị em Hội tiểu thương chợ Chi Nê thực hiện ý tưởng nấu cơm nóng mang tặng cho người dân vùng lũ đã có sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút được nhiều người tham gia như chị em Hội phụ nữ khu 2 thị trấn Chi Nê, Hội phụ nữ Công an huyện...Nhờ vậy, trong những ngày mưa lũ, đã có 1.300 suất cơm, nước uống được chuyển đến tận tay người dân vùng lũ đang bị cô lập đã làm cho cái tình người trong cơn thiên tai bất chợt trở nên ấm áp hơn.

 

Người dân vùng lũ bị cô lập ở Yên Bồng, Khoan Dụ tiếp nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm.

Là người được nhận những suất cơm ấm áp trong những ngày bị nước lũ cô lập, bà Vũ Thị Anh, Nguyễn Thị Hợi ở thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng chia sẻ: những ngày mưa lũ chúng tôi không thể ra khỏi nhà do nước lũ ngập sâu, lúa gạo đều bị ướt hỏng, đồ dùng sinh hoạt bị nước lũ cuốn trôi. Chúng tôi chỉ còn biết chống chọi cơn lũ bằng những gói mì tôm sống. Do vậy, khi nhận được những suất cơm của chị em Hội phụ nữ thị trấn Chi Nê gửi đến, chúng tôi thực sự cảm động khi nhận những suất cơm của chị em ở thị trấn Chi Nê gửi tặng trong những ngày khốn khó vì bị nước lũ chia cắt. Cũng là cơm, là thịt, là nước uống hàng ngày nhưng những suất cơm chúng tôi nhận được trong những ngày qua không chỉ giúp chúng tôi vượt qua thời điểm khốn khó mà nó còn mang nặng cả những ân tình

Cơn lũ đã đi qua, tài sản, hoa màu của người dân có thể bị cuốn trôi, hư hại nhưng cái tình người lại được nhân lên. Giữa ngổn ngang bộn bề của vùng lũ, những suất cơm tình nghĩa, đã làm ấm lòng người dân vùng lũ với tinh thần một tấm lòng trao đi, giữ cho tình người ở lại.


                                                      Mạnh Hùng


Các tin khác


Chiêm bái tâm linh và thưởng ngoạn non nước Ninh Bình

Bài 1: Bái Đính và sự tiếp nối tâm linh. 
 (HBĐT)-Con đường sạch sẽ, rợp bóng cây xanh mát ven những hồ sen, qua hàng loạt cây cầu chạm khắc đá tinh xảo dẫn chúng tôi đến danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Rộng gần 6.200 ha, Khu di sản quần thể danh thắng Tràng An chứa đựng nhiều giá trị nổi bật với 40 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), UNESCO đã chính thức ghi danh quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đến với quần thể danh thắng Tràng An, du khách có thể chiêm bái tâm linh ở chùa Bái Đính và thưởng ngoạn phong cảnh non nước hữu tình kỳ vĩ tại khu du lịch Tràng An.

Cuộc vây bắt tử tù trốn trại tại Hòa Bình-lời người trong cuộc

(HBĐT) - Chuyên án bắt giữ 2 tủ tù trốn trại Lê Văn Thọ và Nguyễn Văn Tình đã khép lạị bằng những nỗ lực của hàng trăm cán bộ, chiến sỹ công an. Ít ai biết rằng, những cánh quân do lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình dẫn đầu, đã luồn rừng về địa bàn huyện Mai Châu, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ và Công an tỉnh Sơn La chặn bắt đối tượng Nguyễn Văn Tình khi chỉ còn ít km nữa là hắn vuột mất sang địa bàn Sơn La và có thể sẽ vượt biên sau đó. Ba người cung cấp phương tiện, tiền bạc cho Tình bỏ trốn tại huyện Kỳ Sơn đã bị Công an tỉnh Hòa Bình xác minh, bắt giữ, khai thác nóng thông tin về đối tượng để phục vụ việc vây bắt.

Vụ hành hung phóng viên báo công lý tại xã Hợp Châu (Lương Sơn): Vì quá bức xúc!

(HBĐT) - Trong những ngày qua, trên trang điện tử tv.congly.vn của Báo Công Lý (Cơ quan của TAND tối cao) và một số trang báo điện tử đưa tin về việc phóng viên Nguyễn Văn Hoan hiện đang công tác tại Báo Công Lý bị một số người hành hung dã man trong quá trình điều tra về "vàng tặc” tại xã Hợp Châu (Lương Sơn). Xung quanh sự việc này, phóng viên Báo Hoà Bình đã về Hợp Châu và huyện Lương Sơn để làm rõ vụ việc.

Các anh không còn cô đơn

(HBĐT) - Nhắc đến Hà Giang, ngoài sự hùng vĩ của đá chắc chẳng ai quên được địa danh Vị Xuyên với những trận đánh ác liệt. Tên những điểm cao, các sư đoàn của ta tranh giành từng mét đất với giặc đã đi vào lịch sử.

Bài 1: Sinh tồn trên đá

(HBĐT) - Người ta nói lên Hà Giang chỉ đến thành phố coi như chưa đến Hà Giang. Phải qua con đường Hạnh Phúc, thưởng ngoạn những vách đá cheo leo, những đoạn đường cua tay áo mới thấy người Hà Giang sống như thế nào ở trên đá.

Những người lính viết tiếp “khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Họ là những chiến sỹ của Trung đoàn 12 Hòa Bình (E12- bộ đội địa phương)- những người lính vừa làm nhiệm vụ giữ gìn ANCT, trật tự an toàn hậu phương vừa xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, chuẩn bị chiến trường cho bộ đội chủ lực về giải phóng tỉnh nhà. Bằng tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, họ đã tiếp tục viết "khúc tráng ca” của Đoàn quân Tây Tiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục