(HBĐT) - 64 năm đã trôi qua nhưng tinh thần chiến đấu quyết tử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người chiến sĩ Điện Biên Phủ. Những chàng thanh niên tuổi đôi mươi quê hương đồng bằng đã tình nguyện nhập ngũ, hành quân ngược núi vượt đèo lên đến Điện Biên Phủ. Thức ăn là củ sắn củ mài, doanh trại là núi rừng và hang đá nhưng họ đã dũng cảm, vững tay súng xông lên, cùng trải qua 3 đợt chiến đấu gay go và gian khổ liên tục trong 56 ngày đêm để làm nên thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954.


Ông Bùi Quang Thản (phải) và Nguyễn Quốc Ấn (trái) cùng nhau ôn lại những giây phút tự hào trong chiến thắng Điện Biên Phủ. 

Trong căn nhà nhỏ trên đường Trần Quốc Toản, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình ông Bùi Quang Thản, Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hòa Bình đã kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày gian khổ mà vô cùng oanh liệt đó. Ông nhớ lại: Năm 16 tuổi tôi xung phong lên đường tòng quân, 7 năm sau, tôi được biên chế về Sư đoàn 312 là một trong những sư đoàn bộ đội chủ lực cơ động đầu tiên của QĐND Việt Nam và trực tiếp tham gia chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Lúc này Điện Biên Phủ là rừng núi hoang vu, Sư đoàn không ở tập trung một khu vực mà mỗi tiểu đội ở rải rác 1 ngọn núi, quả đồi. Núi rừng là nhà, là lán trại che chở cho bộ đội. Cuộc sống của bộ đội thiếu thốn trăm bề, phải sống dựa vào dân, vào sản vật của rừng. Vũ khí chiến đấu cũng khá thô sơ, nhiều khi chỉ có cây súng trường trong tay nhưng cũng sẵn sàng xông lên. Bộ đội lúc đó đa phần đều còn rất trẻ, tuổi chỉ đôi mươi, đã nhập ngũ, bước chân ra chiến trường là không còn nghĩ đến chuyện sống – chết, xác định tư tưởng rất thoải mái. Tinh thần chiến đấu luôn sẵn sàng, sục sôi, nhất là trong những ngày tổng tiến công. Cứ có lệnh của chỉ huy là cầm súng. Bây giờ nhiều lúc nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm thấy "rợn tóc gáy” bởi cuộc sống thiếu thốn và bom đạn ác liệt những tháng ngày đó. Tôi bị thương đúng vào ngày chiến thắng 7/5/1954 nhưng cùng lúc đó được chứng kiến hình ảnh những người đồng đội của mình ở Sư đoàn 312 cắm lá cờ lên nóc hầm và bắt sống tướng Đờ Cát cùng bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ngày 7/5/1954 để kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thì mọi đau đớn dường như tan biến. Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc, tự hào đó dường như đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.

Cũng trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng ông Nguyễn Quốc Ấn lại được giao nhiệm vụ khá đặc biệt, đó là công tác quân giới. Ông Ấn nhớ lại: Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi được lệnh lên Tuyên Quang nhận vũ khí, đó là pháo 105 mm, vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta. Để đảm bảo bí mật, những khẩu pháo lớn được đánh dấu từng bộ phận và tháo rời và bộ đội lên rừng chặt tre, nứa đóng bè và chở pháo theo đường sông về địa điểm tập kết an toàn. Trong khi đang học quan trắc pháo 105, tôi được lệnh của Cục quân khí đi học về đạn pháo, sau đó được điều về ban quân giới của chiến trường. Thời điểm đó, việc sử dụng đạn pháo 105 mm của ta phải hết sức tiết kiệm. Tôi vẫn nhớ mãi lời căn dặn của anh Nguyễn Đình Thuật, Trưởng ban quân giới: "Đây là lần đầu tiên quân đội ta được trang bị pháo 105 mm. Vì vậy, các đồng chí phải chú ý đáp ứng được yêu cầu của từng trận đánh trên chiến trường đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cao. Theo đó, chúng tôi đã nhớ kỹ ký hiệu từng loại đạn như đạn xuyên để đánh hầm ngầm, đạn nổ sát thương để đánh bộ binh, đạn xuyên phá nổ để đánh lô cốt địch... Trong chiến dịch, pháo 105 mm của ta bắn đầu trúng đấy, đánh thắng ngay từ trận đầu. Tuy nhiên, vì vũ khí thời kỳ đó khan hiếm, pháo 105 mm lại càng quý nên trong chiến đấu chúng tôi luôn phải tập trung cao độ, đảm bảo khi cần phân tán thì phân tán nhưng khi cần tập trung hỏa lực thì cũng sẽ tập trung được ngay để tiêu diệt từng cứ điểm của địch, có như vậy mới từng bước giành thắng lợi được.

Đặc biệt, ông Ấn còn kể cho chúng tôi nghe về những mưu lược của quân ta để bảo toàn quân khí đó là việc đánh trận giả. Ông kể: Để bảo toàn lực lượng, chúng tôi còn lập "trận giả”. Đó là dùng gỗ thui đốt cho đen như khẩu pháo rồi nghếch nòng lên. Khi trận địa thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự sẽ lao ra ném bộc phá, tung lên không trung, để địch nhầm tưởng đó là khu vực chúng ta đặt pháo, sẽ tập trung đánh vào trận địa giả. Như vậy, pháo thật sẽ được bảo vệ và tham chiến, tiêu hao sinh lực địch, góp phần làm nên thắng lợi.

Bằng tinh thần quyết tử, bằng sức trẻ, bằng những mưu lược và đặc biệt là vì tình yêu nước luôn nung nấu trong tim, mỗi chiến sĩ Điện Biên Phủ nằm xưa đã là một mảnh ghép để góp phần làm nên bức tranh chiến thắng Điện Biên vang dội, chấn động địa cầu. Kí ức của chiến sĩ Điện Biên, câu chuyện mà họ kể lại ngày hôm nay sẽ tiếp tục là than hồng để thế hệ trẻ đốt cháy lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Dương Liễu


Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục