Bài 2 - Lồng ghép các nguồn lực, tập trung phát triển sản xuất 
(HBĐT) - Đánh giá 5 năm thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, giảm bớt khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư hạ tầng mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, hạ tầng thiếu thốn, trong khi đó các thôn, bản thường xuyên bị thiên tai, mưa lũ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Các ngành chức năng đang tham mưu UBND tỉnh rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách lồng ghép các nguồn lực đầu tư hạ tầng, chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện tình trạng khó khăn của các thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh.


Năm 2013, toàn tỉnh có 36 thôn, bản thuộc diện khó khăn nhất tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo rất cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu hoặc chưa có, thu nhập và mức sống người dân rất thấp. Bình quân chỉ đạt 4,5 triệu đồng/người/năm, đạt từ 25-30% mức thu nhập bình quân của tỉnh. Cá biệt có thôn dưới mức 3 triệu đồng/người/năm như thôn Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc), thôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc). Tỷ lệ hộ nghèo các thôn, bản cũng rất cao, bình quân tới 60,9% (nếu tính cả hộ cận nghèo thì tỷ lệ này là 84,94%). Cá biệt như thôn Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chiếm 95,6%; thôn Khuộc, xã Cao Răm (Lương Sơn) chiếm 92,6%; thậm chí tới 100% hộ nghèo và cận nghèo như thôn Thung Vòng, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc.


Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra công trình đường giao thông đầu tư vào xóm Sổ, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.

Ngày 20/1/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Theo đó xác định nguồn vốn đầu tư là 133,9 tỷ đồng trên cơ sở lồng ghép các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ cho các thôn, bản khó khăn nhất có điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn của 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh là đơn vị được giao chủ trì đã phối hợp với các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương khảo sát, triển khai các nội dung của Đề án và đã đạt những kết quả tích cực trong việc cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn, bản đã đạt được mục tiêu của Đề án, bình quân giảm 5%/năm (bình quân từ 41% (năm 2014) giảm còn 31% năm 2018). Các thôn, bản đã có đường giao thông. 100% thôn, bản có công trình điện; phát triển sản xuất cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn Đề án với giá trị thực hiện hỗ trợ đạt 100% so với nhu cầu Đề án được duyệt.

Mặc dù vậy, việc thực hiện Đề án còn nhiều khó khăn, nhiều mục tiêu chưa đạt được. Việc bố trí ngân sách đầu tư mới đạt hơn 66,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 49% nhu cầu Đề án, trong đó chủ yếu dựa vào nguồn vốn 135. Từ nguồn vốn này đã thực hiện đầu tư xây dựng 38/102 công trình giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, điện, giáo dục. Thu nhập bình quân đầu người các thôn, bản mới đạt 50% so với mục tiêu Đề án đề ra. Mới chỉ có 2/36 thôn, chiếm 5,5%, tổng số thôn, bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Vẫn còn trên 50% hạng mục chưa được đầu tư, một số thôn, bản chưa có đường ô tô tới thôn, các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa được đầu tư, hệ thống trường học, nhà văn hóa thôn, bản, kênh, mương tưới tiêu... còn thiếu và xuống cấp. Các mô hình sản xuất đã bước đầu phát huy hiệu quả nhưng còn ít, tính lan tỏa còn thấp. Trong 2 năm (2017 - 2018), Đề án hầu như không được lồng ghép, bố trí vốn Chương trình 135 và các nguồn vốn khác, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu Đề án, chương trình đã đề ra. Bên cạnh đó, trong 2 năm qua, các thôn, bản đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mưa lũ, thiên tai, sạt lở đất, đã phá hủy cơ sở hạ tầng, sản xuất, khiến đời sống nhân dân các thôn, bản vốn đã khó khăn nay lại càng cơ cực.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoàng Quang Minh cho biết: Ban Dân tộc phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh rà soát đánh giá thực trạng đời sống KT-XH, biến động dân cư, đơn vị hành chính khu vực 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn và các thôn, xóm khác trong phạm vi thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 phê duyệt danh sách các thôn ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020. Tiếp tục triển khai những nội dung theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 20/01/2014 và Văn bản số 427/UBND-NNTN ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh. Trong đó sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn Chương trình 135 và Chương trình NTM để đầu tư hạ tầng thiết yếu, chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của các thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.

 

Lê Chung


Các tin khác


Chuyện về những nhà giáo lên vùng cao dạy chữ

(HBĐT) - Ở một ngôi trường tại bản làng nghèo khó, trong hành trình lên vùng cao dạy học, ngoài những trang giáo án, các thầy, cô giáo luôn có một vật bất ly thân, đó là những dây xích để cuốn lốp xe. Câu chuyện vượt khó của những nhà giáo hết lòng vì sự học vùng cao là "nốt nhạc” trầm lắng của sự nghiệp GD&ĐT.

Người mẹ Việt của sinh viên Lào

Một sáng chủ nhật cuối tháng 9-2018, khi trận đấu bóng đá giữa hai đội sinh viên Lào ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuẩn bị bắt đầu, các cầu thủ đã vào sân khởi động. Trong lúc nhiều người vẫn hướng ra ngoài sân như đang tìm kiếm điều gì, bỗng tiếng vỗ tay vang lên cùng nhiều tiếng reo mừng rỡ: "Mẹ Hương đến rồi”, "Con chào mẹ” cùng những cái ôm thật chặt... Người được gọi là "mẹ Hương" chính là Thạc sĩ Đỗ Mai Hương, Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình(Kỳ III)

Bài 3 - Lời giải nào cho việc xử lý dứt điểm tình trạng chậm di dời các bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp quy hoạch? 

(HBĐT) - Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 1/8/2018, cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố đã và đang tìm "lời giải” cho bài toán này.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình (Kỳ II)

Bài 2 - Tiếng nói từ phía doanh nghiệp

(HBĐT) - "Chúng tôi sẵn sàng thực hiện phương án di dời bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND của UBND tỉnh, nhưng tỉnh cũng phải có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc di chuyển. Nếu không sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản”, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi không phù hợp quy hoạch phải di dời về các vị trí phù hợp - ông Phạm Xuân Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hà có địa chỉ tại tổ 8, phường Thịnh Lang chia sẻ.

Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình(Kỳ I)

(HBĐT) - Quyết định số 2488/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được ban hành cách đây gần 1 năm. Ngày 1/8/2018, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện việc thu hồi hợp đồng thuê đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) tại 2 bãi tập kết ở khu vực phường Thịnh Lang và Đồng Tiến; đóng cửa 2 bãi tập kết VLXD nói trên trước ngày 15/8/2018. Tuy vậy, cho đến thời điểm này, việc đóng cửa các bãi VLXD, thu hồi hợp đồng thuê đất, di chuyển các bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) không phù hợp quy hoạch của các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Vậy, đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

Giữa non ngàn Tây Yên Tử

Tây Yên Tử với các cánh rừng nguyên sinh, suối thác hoang sơ kéo dài qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Vùng Tây Yên Tử được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh sắc hữu tình, lôi cuốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục