(HBĐT) - Tỉnh lộ 433 đang thi công dang dở nhưng không vì thế mà làm giảm những chuyến hàng mang Tết lên với vùng cao Đà Bắc. Ngay từ đầu tháng chạp, quần áo mới, bánh, mứt, kẹo, nhu yếu phẩm… theo các tiểu thương đã tấp nập ngược lên Đà Bắc. Mưa lũ qua đi, mầm sống hồi sinh; hoa đào, hoa mận bung nở trên rẻo cao để cùng bà con nơi đây đón Tết, vui xuân.

Chúng tôi đến thăm khu tái định cư (TĐC) Lau Bai, xã Vầy Nưa vào những ngày gần Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Dọc con đường bê tông dẫn vào trung tâm xóm là những căn nhà mới đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Nhân dân hồ hởi giúp nhau dọn dẹp, vệ sinh nhà mới để đón Tết.

Khu TĐC xóm Lau Bai có 33 hộ, 127 nhân khẩu. Từ hỗ trợ của Nhà nước trị giá 15 tỷ đồng, huyện Đà Bắc đã tích cực đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng, bàn giao cho các hộ TĐC. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm đã được hoàn thành để phục vụ nhu cầu dân sinh. Qua đó, 100% hộ trong khu TĐC có điện, nước sinh hoạt, sử dụng. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp đã hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật để giúp đỡ các hộ khôi phục sản xuất. Tận dụng vị trí địa lý tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình, toàn xóm đã phát triển 40 lồng cá. Duy trì diện tích lâm nghiệp 90 ha, trong đó chủ yếu là cây keo, luồng…


Khu tái định cư xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc)được Nhà nước đầu tư hệ thống điện, đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Đón chúng tôi trong căn nhà mới với nụ cười tươi, anh Lý Quang Hoàng ở khu TĐC xóm Lau Bai cho biết: "Tết này được ở nhà mới chúng tôi phấn khởi lắm. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm giúp đỡ; gia đình vay mượn thêm anh em, bạn bè để xây dựng ngôi nhà mới trị giá 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng nỗ lực khôi phục sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Trong đó tập trung phát triển nuôi thủy sản kết hợp gia súc, gia cầm. Thu nhập năm 2018 ước đạt 40 triệu đồng/hộ.

Niềm vui không chỉ đến với bà con xã Vầy Nưa, nhiều hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao tại huyện Đà Bắc đã được di dân đến nơi ở mới an toàn. Điển hình như khu TĐC Tân Hương, xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng) đã được hình thành trên diện tích 3 ha, đáp ứng nhu cầu ở cho 25 hộ, 111 nhân khẩu. Ước tính trong giai đoạn 2017- 2018, Nhà nước đã bố trí kinh phí 19 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, đáp ứng nhu cầu dân sinh. Chính quyền các cấp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ gần 900 triệu đồng giúp các hộ cứu đói, mua sắm đồ dùng gia đình và khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; ước tính mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 35 triệu đồng. Đồng chí Đinh Công Lâm, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho biết: "Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 14,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 88%, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 12%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 9 triệu đồng. Toàn bộ các hộ trong xã đã có điện, nước sinh hoạt hàng ngày, đời sống nhân dân dần ổn định.

Theo thống kê, giai đoạn 2017- 2018, mưa lũ đã làm huyện Đà Bắc thiệt hại trên 390 tỷ đồng. Nhiều bản, làng tan hoang, thiệt hại về người và tài sản là không gì có thể đong đếm được. Nhưng vượt lên khó khăn, nhờ sự quan tâm kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà hảo tâm và đặc biệt là nỗ lực không mệt mỏi của người dân địa phương, KT- XH huyện Đà Bắc đã được vực dậy. Người dân hân hoan đón mừng xuân với hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa, cuộc sống hồi sinh.

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nhà hảo tâm đã hỗ trợ người dân vùng bị lũ bão khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống với tổng trị giá hơn 84 tỷ đồng. Trong đó, 5 khu TĐC tại các xã: Suối Nánh, Mường Chiềng, Tiền Phong, Vầy Nưa, Đồng Ruộng ước tính hơn 50 tỷ đồng, đã giải quyết chỗ ở cho hàng trăm hộ sau khi di dời khỏi vùng nguy hiểm. Về hỗ trợ sản xuất, các hộ "trắng tay” sau mưa lũ đã được kịp thời hỗ trợ lương thực, cây, con giống. Ngoài ra, huyện dành nguồn vốn hơn 24,4 tỷ đồng tu sửa các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu dân sinh. Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương rà soát, nắm tình hình, từ đó lên danh sách các hộ khó khăn để có phương án hỗ trợ, đảm bảo giúp người dân, nhất là người dân vùng thiên tai, mưa lũ được đón Tết ấm áp, đầy đủ.

 


                                                                 Đức Anh


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục