(HBĐT) - Mông Cổ sẽ xuất khẩu sang Việt Nam thịt dê, cừu đông lạnh và nhập khẩu từ Việt Nam máy móc, thiết bị hoặc liên doanh để xây dựng Nhà máy chế biến rau quả, khoai tây tại tỉnh Tuv (Mông Cổ). Tỉnh Tuv tạo điều kiện để tỉnh Hòa Bình tiếp thị, quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm nông sản địa phương, gỗ ép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… tại thị trường Mông Cổ. Đó là phần "lõi” trong nội dung cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) diễn ra tại tỉnh ta vào đầu tháng 10/2018. Đây được coi là bước tiến mới trong lộ trình tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh từ hai đất nước khá xa xôi Việt Nam - Mông Cổ.

Tháng 10/2018, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv do ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv làm trưởng đoàn đã đáp chuyến bay dài qua 3 chặng để đến thăm vùng đất, con người của Hòa Bình. Tôi may mắn có mặt trong suốt hành trình của đoàn và đã thấy rõ những tình cảm chân thành, trọng thị của những người bạn đến từ đất nước xa xôi dành cho tỉnh ta. Khi đến chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv đã bày tỏ cảm nhận của riêng mình: Tuy cách xa về mặt địa lý, nhưng Hòa Bình và tỉnh Tuv có nhiều nét tương đồng. Cùng là tỉnh giáp ranh với thủ đô của đất nước, có tiềm năng, thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, du lịch…

 


Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) cùng lãnh đạo HĐND tỉnh ta thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại vùng cam Cao Phong.

Theo lời giới thiệu của ngài TS. Enkhbat: Đất nước Mông Cổ rộng lớn với những thảo nguyên bao la, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc và khai khoáng. Với tỉnh Tuv, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Đàn gia súc của tỉnh duy trì4,7 triệu con, đứng thứ 3 trong các tỉnh chăn nuôi gia súc ở Mông Cổ. Với sản lượng 18-26 ngàn tấn khoai tây, 8-11 ngàn tấn rau quả, hàng năm, tỉnh Tuv không chỉ cung cấp đủ nguồn thịt, sữa, rau, củ cho Thủ đô Ulanbator mà còn dư để xuất khẩu. Hiện, khoảng 70% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mông Cổ được sản xuất từ tỉnh Tuv.

Cùng với những thông tin giới thiệu về vùng đất, con người của tỉnh Tuv nói riêng, đất nước Mông Cổ nói chung là lời đề nghị củng cố, thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh.

Đáp lại lời đề nghị chân tình của những vị khách đến từ thảo nguyên bao la, ấm áp những bản tình ca du mục, trong những ngày ở Hòa Bình, Thường trực HĐND tỉnh đã dẫn đoàn đi thăm mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu; thăm vùng cam Cao Phong và Khu công nghiệp Lương Sơn. Đến mỗi nơi, những người bạn Mông Cổ đều bày tỏ sự ngạc nhiên, thú vị và cho rằng: Hòa Bình - nơi đậm đà bản sắc văn hóa, ấm áp tình người và năng động trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như hội nhập.


Lãnh đạo Công ty TNHH Minh Trung giới thiệu sản phẩm cháo sen bát bảo Minh trung với những người bạn đến từ đất nước Mông Cổ. 

Trong đoàn khách quýt tỉnh Tuv, ngoài các đại biểu HĐND tỉnh còn có đại diện một số doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Mông Cổ - Chi nhánh tỉnh Tuv, Giám đốc đoàn nghệ thuật tỉnh. Thưởng thức những trái cam thanh, ngọt và không gian ngợp mắt của nhà vườn Thủy Nga ở khu 6, thị trấn Cao Phong, người nghệ sỹ duy nhất trong đoàn vui tay kéo đàn Morin Khuur (một nhạc cụ truyền thống của Mông Cổ) và cất cao giọng hát bằng cổ họng (lối hát đồng song thanh - khoomei/khomij của người Mông Cổ). Hay, độc, lạ, tất cả say sưa cùng điệu nhạc, tạm quên đi sự khác biệt về ngôn ngữ.

Mang theo lời đề nghị cùng hợp tác, phát triển, đến với Khu công nghiệp Lương Sơn, đại diện các doanh nghiệp của tỉnh Tuv say sưa tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự ủng hộ của chính quyền đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp của Hòa Bình là gì và đã được khai thác ra sao…? Nếm thử những sản phẩm đồ hộp được sản xuất tại Nhà máy Cháo sen bát bảo Minh Trung, những người bạn Mông Cổ đặt câu hỏi: Các sản phẩm này đã được xuất khẩu tới các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi đầy ẩn ý vì đất nước Mông Cổ có đặc trưng là thảo nguyên bao phủ. Nếu nói về các sản phẩm lương thực, nước bạn sản xuất chủ yếu lúa mì, lúa mạch và khoai tây nên khi thử những món ăn được làm từ ngũ cốc họ cảm nhận dư vị đặc biệt. Hơn thế, đất nước Mông Cổ có khí hậu hết sức khắc nghiệt: lạnh tới - 30 độ C vào mùa đông và nóng tới 37 độ C vào mùa hè, đại đa số người dân sống bằng nghề chăn thả du mục nên họ đặc biệt quan tâm tới những sản phẩm đồ hộp.

Nắm bắt được "ẩn ý” trong câu hỏi của một doanh nhân Mông Cổ, ông Nguyễn Đắc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Trung, người sáng lập ra dòng sản phẩm cháo sen bát bảo đưa lời quảng bá: Cho đến nay, các sản phẩm của cháo sen bát bảo Minh Trung đã có mặt ở hầu khắp các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc và đã được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Tazania, Nga, Nam Phi… những quốc gia, lãnh thổ ưa chuộng thực phẩm đồ hộp.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác giữa HĐND tỉnh Tuv và HĐND tỉnh Hòa Bình được ký kết vào tháng 3/2018 thì chuyến thăm Hòa Bình của Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv lần này là chuyến công du mang nhiều mục đích. Trong đó, mục đích chính là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế và phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh. Vì lẽ đó, tại cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND hai tỉnh được tổ chức vào ngày 5/10/2018 tại Hòa Bình, hai bên đã thống nhất một số nội dung: Tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Tuv vào đầu năm 2019 nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xúc tiến hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh.

Về nội dung hợp tác, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh gợi mở: Các doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức nghiên cứu thị trường, tiến tới liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh Tuv để đầu tư các dự án lĩnh vực khai khoáng, xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn… tại tỉnh Tuv. Mở rộng kết nối thị trường xuất khẩu hàng may mặc, linh kiện điện tử, chế biến lâm sản giữa hai tỉnh. Xuất khẩu thịt lợn, gà, cá lòng hồ Hòa Bình, rau, cam, bưởi, gỗ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Mông Cổ. Đồng thời, nhập khẩu thịt dê, cừu, ngựa, lạc đà và các sản phẩm, nguyên liệu từ lông, da thú của Mông Cổ sang thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực văn hóa, du lịch sẽ hợp tác khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu mở rộng thị trường khách du lịch từ tỉnh Tuv đến Hòa Bình và ngược lại. Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình cho du khách hai tỉnh nói riêng và hai nước Việt Nam - Mông Cổ nói chung. Hợp tác để bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng giữa tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình.

Trong lời chào kết thúc chuyến thăm tốt đẹp tới tỉnh Hòa Bình, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv hân hoan chia sẻ: Đây thực sự là chuyến đi mang nhiều ý nghĩa. Với những thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình đã xích lại gần nhau hơn. Những cái bắt tay thân thiện giữa lãnh đạo chủ chốt và cộng đồng doanh nghiệp hai tỉnh góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia Việt Nam - Mông Cổ. Hiện, Mông Cổ đang chuẩn bị khánh thành và khai thác sân bay quốc tế đặt tại tỉnh Tuv. Như vậy, đường bay từ Hòa Bình tới tỉnh Tuv sẽ được rút ngắn hơn. Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Tuv mong được đón những người bạn Hòa Bình đến với đất nước Mông Cổ vào một ngày gần nhất.


                                                                        Thúy Hằng

 


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục