(HBĐT) - Trong hải trình 16 ngày cùng đoàn công tác số 2 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) ra thăm, tặng quà Nhà giàn DK1 và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên biển, tôi đã được nghe những câu chuyện và chứng kiến những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của lính Nhà giàn, những người đã gác lại hạnh phúc riêng, niềm vui tuổi thanh xuân để tiếp bước cha anh, xung phong lên đường canh giữ vùng biển thiêng liêng ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

 


Trung úy Nguyễn Đình Nhật (đứng phía trong) và Thuyền phó tàu KN 263 Nguyễn Đình Đức cùng đi chung chuyến tàu KN263 thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Nhà giàn DK1.

Anh đưa em ra canh giữ nhà giàn

Thật đặc biệt trong chuyến công tác lần này, tôi được chứng kiến cuộc chia tay của Thuyền phó tàu KN 263 Nguyễn Đình Đức chở em trai ruột mình là trung úy Nguyễn Đình Nhật tiếp tục ra làm nhiệm vụ tại Nhà giàn DK1/12 (cụm Nhà giàn Tư Chính) sau kỳ nghỉ phép. 

Sinh ra và lớn lên cùng sóng biển tại miền quê Hà Tĩnh, từ bé, anh Đức đã mong muốn được đứng trong quân ngũ. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, anh lựa chọn thi vào Học viện Hải quân để thỏa niềm mong ước. Sau khi ra trường, anh Đức công tác tại chi đội Kiểm ngư số 2 (Cục Kiểm ngư Vùng 3, Bộ NN&PTNT). Học tập và trưởng thành trong mái trường quân ngũ, anh Đức đã truyền ngọn lửa, tinh thần tự hào của người chiến sỹ bộ đội Cụ Hồ cho em trai là Nguyễn Đình Nhật. Anh hướng cho em trai theo học tại trường Sĩ quan lục quân. Tốt nghiệp đại học, Nhật đã tình nguyện, xung phong được đến công tác tại các Nhà giàn, điểm đảo.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Đình Đức cho biết: "Thật may mắn và vinh dự khi lần này 2 anh em được đi chung một chuyến tàu để thực hiện nhiệm vụ trên biển. Do yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên phải xa gia đình, chúng tôi luôn tự động viên nhau để quyết tâm vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió. Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó, dốc hết sức mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.  

Đứng trên boong tàu hướng về Nhà giàn DK1/12, trung úy Nguyễn Đình Nhật chia sẻ: "Nhận nhiệm vụ trên Nhà giàn DK1/12 đến nay đã được 3 năm, mỗi năm, tôi chỉ về thăm gia đình được khoảng 20 ngày rồi lại tiếp tục xách ba lô lên và đi. Đợt nghỉ phép vừa rồi, về thăm nhà, con gái tôi cũng vừa tròn 2 tháng tuổi. May mắn với tôi là có một người vợ thầm lặng hy sinh, luôn thấu hiểu và động viên chồng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người lính hải quân”. 

Trước giờ chia tay lên canh giữ Nhà giàn, trung úy Nguyễn Đình Nhật đã nhận được những lời động viên, dặn dò giữ gìn sức khỏe và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao từ người anh trai và các thành viên trong đoàn công tác. Đồng thời không quên gửi những lời chào, lời hứa với đoàn công tác sẽ công tác tốt, dốc sức mình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương. 

Lính Nhà giàn với lời thề "còn người, còn nhà giàn”

Ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với cán bộ, chiến sỹ đang công tác trên Nhà giàn là sự bình dị, rắn rỏi của những người lính chỉ vừa bước qua tuổi đôi mươi. 

Thiếu úy Vũ Hoài Phúc, Nhà giàn DK1/10 cho biết: "Bên cạnh việc làm công tác chốt chặn, bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bản thân mỗi người lính Nhà giàn đều thấm nhuấn tư tưởng quân dân, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chiến sỹ ở các Nhà giàn DK1 luôn sẵn sàng hỗ trợ ngư dân lúc hoạn nạn, cấp phát thuốc, chia sẻ nước ngọt. Nhà giàn trở thành chỗ dựa cho ngư dân từ chỉ đường lúc sóng to gió lớn, cấp cứu và mặc định đó là một phần trong nhiệm vụ thường nhật của chiến sỹ nhà giàn”.

Ngồi trên Nhà giàn lộng gió, giữa mênh mông sóng nước, chúng tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện kể về lời thề "còn người, còn nhà giàn”. Trong đó, câu chuyện về hành động cao đẹp của thượng úy Trần Hữu Quảng, người bí thư chi bộ mẫu mực vẫn làm lay động bao người. Trong lúc cận kề với cái chết, anh vẫn luôn động viên đồng đội bám sát để hỗ trợ nhau chống chọi với sóng dữ. Trước những đợt sóng dữ dội vùi dập, anh đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho chiến sỹ yếu nhất, để rồi thanh thản đi vào lòng biển sâu...

Tại buổi thăm cán bộ Nhà giàn DK1/10 tại bãi cạn Cà Mau, đại tá Đặng Mạnh Hùng (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các Nhà giàn DK1 là những vọng gác tiền tiêu, nắm tình hình và khẳng định chủ quyền của dân tộc. Bộ Tư lệnh Vùng 2 luôn chủ động quán triệt nắm tình hình, yêu cầu các đơn vị, cán bộ, chiến sỹ không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Qua đó tiếp bước thế hệ cha anh, giữ vững chủ quyền biển, đảo quê hương trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. 

Suốt gần 30 năm, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1 đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu hoàn thành sứ mệnh của người lính hải quân canh biển... Tên tuổi các anh, những con người bình dị, kiên trung gắn bó với Nhà giàn, với biển cả bao la đã viết nên khúc tráng ca bất tử về truyền thống anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam.

 Đức Anh




Các tin khác


Côn Đảo - khúc hát biển xanh

(HBĐT) - Côn Đảo là quần đảo tiền tiêu gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 76 km2 nằm ở phía Đông Nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng dân số chỉ có hơn 7.000 người nhưng bình quân mỗi ngày hòn đảo xinh đẹp này đón gần 3.000 du khách. Thế mới biết giá trị lịch sử của Côn Đảo sống mãi với thời gian, miền đất thiêng liêng với sức sống quật cường, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Bài 2 - Bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Mặc dù xây dựng được thương hiệu, nhưng cam Cao Phong gặp những thách thức về tăng trưởng nóng, giá cả, nạn hàng nhái, kiểm soát chất lượng... Song huyện quyết tâm bảo vệ và từng bước nâng tầm thương hiệu.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong  

Bài 1- Xác lập thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật


(HBĐT) - Từng long đong, lép vế khi chưa xây dựng được thương hiệu, với quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, người dân, cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh, một trong những "thương hiệu vàng" của nông nghiệp Việt Nam.

Thầy giáo quân hàm xanh với lớp học đặc biệt “6 trong 1”

(HBĐT) - Ở đảo Hòn Chuối thuộc xã Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), có một lớp học đặc biệt mang tên "Lớp học tình thương” do thầy giáo, binh nhất Lê Hon Đa, Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) đứng lớp. Trong căn phòng nhỏ vài chục m2 nhưng có đến 3 tấm bảng của 3 khối lớp khác nhau. Lớp học thực sự trở thành "mái nhà tình thương” thứ hai của 23 học sinh trên đảo.

Lính quân y – điểm tựa cho quân dân nơi đảo xa

(HBĐT) - Trong chuyến tham gia đoàn công tác tặng quà, chúc Tết và thay thu quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020, chúng tôi được gặp gỡ, trò chuyện với những y, bác sỹ đang công tác tại các bệnh xá trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những thử thách ở nơi hải đảo đầy nắng gió, những người lính mặc áo bluose trắng đã trở thành điểm tựa vững chắc cho quân dân nơi trùng khơi.

“Siêu thị” trên “thành phố” của những đảo chìm

(HBĐT) - Đảo Đá Tây được mệnh danh là "thành phố” của những đảo chìm trên quần đảo Trường Sa. Đảo có âu tàu rộng mênh mông, là nơi tránh trú bão an toàn trong những chuyến ra khơi của ngư dân suốt dọc vùng duyên hải từ Thanh Hóa đến cực Nam của Tổ quốc. Đặc biệt, trên đảo còn có một điểm để mua sắm mà ngư dân vẫn ví von là "siêu thị” giữa trùng khơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục