Bài 1 - Những khó khăn, bất cập trên vùng đất thuần nông

(HBĐT) - Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy có nhiều chuyển biến rõ nét. Đặc biệt, sau khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đẩy mạnh thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với xây dựng NTM, Yên Thủy là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng bản đồ thổ nhưỡng. Theo đó, sản xuất nông nghiệp của huyện đã phát triển theo hướng bền vững, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún, người dân chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao.

 


Lãnh đạo UBND huyện và Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy kiểm tra phần mềm bản đồ thổ nhưỡng trước khi chuyển giao cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. 

Là huyện vùng thấp của tỉnh Hòa Bình, độ cao trung bình của huyện Yên Thủy so với mực nước biển là 42m, địa hình khá đa dạng, có núi đá vôi cao và dốc đứng, rừng rậm, đồi xen kẽ, có thung lũng và đồng bằng. Trên địa bàn huyện có duy nhất sông Lạng với lưu vực nhỏ, lòng sông hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô. Hệ thống suối vừa ngắn, vừa dốc, không thuận lợi để đắp bai, đập tích nước vào mùa mưa. Các hồ chứa nước dung tích nhỏ, không có nguồn sinh thủy, diện tích tưới chủ động từ các công trình thủy lợi mới chỉ đáp ứng được 28,4% đất canh tác.

Huyện có diện tích tự nhiên trên 28.890 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm trên 76,5%. Điều kiện địa hình khiến Yên Thủy có đặc thù trũng về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô, nên hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước. Thực tế đó cũng tạo cho huyện nền kinh tế tổng hợp, cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi), công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Yên Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp như đậu tương, mía, cam, chanh, lạc và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp khác. Các khu vực núi cao khí hậu mát mẻ vào mùa hè đều có khả năng thành lập khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Thị Kim Cúc đánh giá: "Từ năm 2010 trở về trước, những lợi thế của huyện đa số nằm ở dạng tiềm năng. Cơ cấu sản xuất đã có bước chuyển dịch tích cực, nhưng cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lấy trồng trọt là chính. Trong khi đó, định hướng phát triển nông nghiệp, lựa chọn cây, con mũi nhọn chưa rõ. Nguồn nhân lực tương đối dồi dào nhưng trình độ chưa đồng đều, năng suất lao động còn thấp. Cơ sở hạ tầng của huyện đã hình thành cơ bản nhưng do thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng dẫn đến xuống cấp, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu cây trồng và các loại hình sử dụng đất bước đầu có những chuyển biến và đạt được hiệu quả kinh tế nhất định. Song nhìn chung, sản xuất nông nghiệp còn mang tính truyền thống. Tỷ lệ diện tích sản xuất chuyên lúa còn cao so với các loại cây rau màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Các cây trồng có giá trị cao chưa thực sự phát huy được thế mạnh về tiềm năng đất đai và điều kiện sinh thái trên địa bàn”.

Thực tế đó cho thấy, để đẩy mạnh tái sản xuất ngành nông nghiệp, huyện Yên Thủy rất cần phải có bộ cơ sở dữ liệu phản ánh đúng hiện trạng chất lượng tài nguyên đất để đưa ra phương án phát triển cây trồng hợp lý, nhằm thực hiện đúng chiến lược phát triển của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì vậy, với sự chỉ đạo của BTV Huyện ủy, năm 2017, UBND huyện đã triển khai thực hiện dự án "Nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ chất lượng đất phục vụ thâm canh chuyển đổi cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất trên địa bàn huyện".

Trước đó, năm 2013, UBND huyện đã chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng là dồn điền, đổi thửa để tích tụ ruộng đất, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp với các yếu tố bền vững hơn, phù hợp yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đến nay, tại 6 xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Yên Lạc (nay là thị trấn Hàng Trạm), Lạc Lương, Hữu Lợi đã dồn điền, đổi thửa được gần 1.355 ha. Qua đó đã khắc phục đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm khoảng 61%, hình thành nên những thửa ruộng có diện tích tập trung đảm bảo tiêu chí cánh đồng lớn.
(Còn nữa)


 Đức Phượng

Các tin khác


Sức xuân nơi đầu sóng - Bài 4: Những cột mốc trên ngư trường Trường Sa

Giữa trùng khơi, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như lá chắn không chỉ giữ bình yên cho Tổ quốc, mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển, điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Côn Đảo - khúc hát biển xanh

(HBĐT) - Côn Đảo là quần đảo tiền tiêu gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 76 km2 nằm ở phía Đông Nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng dân số chỉ có hơn 7.000 người nhưng bình quân mỗi ngày hòn đảo xinh đẹp này đón gần 3.000 du khách. Thế mới biết giá trị lịch sử của Côn Đảo sống mãi với thời gian, miền đất thiêng liêng với sức sống quật cường, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Bài 2 - Bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Mặc dù xây dựng được thương hiệu, nhưng cam Cao Phong gặp những thách thức về tăng trưởng nóng, giá cả, nạn hàng nhái, kiểm soát chất lượng... Song huyện quyết tâm bảo vệ và từng bước nâng tầm thương hiệu.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong  

Bài 1- Xác lập thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật


(HBĐT) - Từng long đong, lép vế khi chưa xây dựng được thương hiệu, với quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, người dân, cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh, một trong những "thương hiệu vàng" của nông nghiệp Việt Nam.

Thầy giáo quân hàm xanh với lớp học đặc biệt “6 trong 1”

(HBĐT) - Ở đảo Hòn Chuối thuộc xã Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), có một lớp học đặc biệt mang tên "Lớp học tình thương” do thầy giáo, binh nhất Lê Hon Đa, Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) đứng lớp. Trong căn phòng nhỏ vài chục m2 nhưng có đến 3 tấm bảng của 3 khối lớp khác nhau. Lớp học thực sự trở thành "mái nhà tình thương” thứ hai của 23 học sinh trên đảo.

Lính quân y – điểm tựa cho quân dân nơi đảo xa

(HBĐT) - Trong chuyến tham gia đoàn công tác tặng quà, chúc Tết và thay thu quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020, chúng tôi được gặp gỡ, trò chuyện với những y, bác sỹ đang công tác tại các bệnh xá trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những thử thách ở nơi hải đảo đầy nắng gió, những người lính mặc áo bluose trắng đã trở thành điểm tựa vững chắc cho quân dân nơi trùng khơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục