Bài 2 - Từ ý tưởng đến hiện thực

(HBĐT) - Để phát huy được tối đa hiệu quả cũng như bảo vệ, quản lý đất thì công tác đánh giá đất đai có vai trò quan trọng. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy Bùi Văn Mậu chia sẻ: Qua nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi thấy rõ đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng, gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên và KT-XH.


Bản đồ thổ nhưỡng là cơ sở vững chắc để huyện Yên Thủy ứng dụng thâm canh cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả cao. Ảnh: Nông dân xã Ngọc Lương làm đất trồng màu vụ xuân năm 2020.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đã và đang xây dựng một phương pháp tổng hợp, đáp ứng mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, thỏa mãn các nhu cầu phát triển KT-XH và tối ưu sử dụng tài nguyên đất của địa phương. Vì vậy, năm 2017, Phòng NN&PTNT chủ động tham mưu BTV Huyện ủy, UBND huyện triển khai thực hiện Dự án xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ chất lượng đất, nhằm khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất theo định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Theo đó, UBND huyện và các ngành chức năng cùng Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; xác định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, vùng sản xuất chuyên canh, phù hợp với từng loại hình thổ nhưỡng theo vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng đất nông nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh theo quan điểm phát triển bền vững. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các cây trồng mục tiêu hoặc có tiềm năng sản xuất hàng hóa trên địa bàn. Việc đánh giá đất đai được thực hiện từ hiện trạng sử dụng đất; đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa đất; đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn và sử dụng nước trong nông nghiệp; đánh giá hiệu quả KT-XH quan hệ với sử dụng đất, mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn. Từ đó, đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp. Hiểu rõ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hiện trạng cây trồng, chế độ chăm bón, những tiềm năng, hạn chế, nắm bắt các chính sách phát triển của địa phương. Thống kê được hiện trạng các loại hình sử dụng đất trên địa bàn, nắm được xu thế biến động diện tích của các loại hình sử dụng đất, nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông dân. Thống kê được các loại đất cả về số lượng, chất lượng, nắm rõ chế độ thâm canh, mức độ đầu tư cho nông nghiệp, khả năng tưới tiêu, biện pháp cải tạo đất. Trên cơ sở kết quả phân tích 2.550 mẫu đất và bản đồ khoanh vẽ ngoài thực địa, tiến hành phân loại đất, vẽ bản đồ đất gốc, số hóa và biên tập bản đồ đất nông nghiệp huyện Yên Thủy tỷ lệ 1/25.000, bao gồm: bản đồ thổ nhưỡng; bản đồ chất lượng đất đai; bản đồ mức độ thích hợp đất đai; bản đồ đề xuất sử dụng đất, gắn với việc tính toán hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Trên cơ sở đánh giá chất lượng đất, cuối năm 2017, huyện Yên Thủy đã xây dựng được bản đồ thích hợp đất đai cho 23 cây trồng chính, với 1.100 ha thích hợp cao với cây lúa nước; gần 3.900 ha thích hợp với cây ngô; trên 3.735 ha thích hợp với rau các loại; gần 5.450 ha thích hợp với cây mía; trên 5.700 ha thích hợp với cây sắn; gần 5.000 ha thích hợp với cây ổi; gần 3.490 ha thích hợp với cây bưởi; trên 4.100 ha thích hợp với cây nhãn; gần 4.725 ha thích hợp với cây cam; gần 5.460 ha thích hợp cao với cà gai leo; trên 4.735 ha thích hợp với sâm dây; gần 4.775 ha thích hợp với khởi tử; gần 4.600 ha thích hợp với măng tây; 1.840 ha thích hợp với rau bò khai… Xây dựng và đưa vào sử dụng bản đồ thổ nhưỡng gắn với thực hiện các đề án: "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2016-2020”; "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015-2020”; "Chăn nuôi an toàn sinh học giai đoạn 2017-2020”… Theo đó, các xã, thị trấn đã xây dựng quy hoạch chi tiết về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó, kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2015 - 2019 duy trì mức tăng trưởng khá, tạo nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn.

Cùng với đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực. Huyện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 1.354,38 ha đất sản xuất nông nghiệp; duy trì, thành lập mới 22/28 HTX, 35/36 tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012; chuyển đổi được 718,78 ha đất trồng lúa và cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao hơn; cải tạo được 657,5 ha vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn quả có múi và một số loại cây ăn quả khác. Trong trồng trọt đã dần hình thành, phát triển các vùng chuyên canh, tập trung như: cà gai leo tại các xã: Đa Phúc, Bảo Hiệu; bí xanh tại các xã: Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Lạc Lương, Phú Lai, Hữu Lợi; bưởi tại các xã: Ngọc Lương, Bảo Hiệu, Yên Trị, Đoàn Kết, thị trấn Hàng Trạm.

Hiệu quả từ xây dựng và đưa vào sử dụng bản đồ thổ nhưỡng gắn với thực hiện các đề án về phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2019 đạt mức khá. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,24 triệu đồng/năm, tăng 7,84% so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,25%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực… Đó là cơ sở vững chắc để  huyện Yên Thủy tiếp tục thúc đẩy các dự án liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác. Từ đó nâng cao thu nhập cho người dân - giá trị cốt lõi nhất trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
 

 Đức Phượng

 


Các tin khác


Trạm radar 590 - kiên cường những đôi mắt giữ biển

(HBĐT) - Cùng đoàn công tác số 2, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 2 Hải quân, chúng tôi đến Trạm radar 590. Trạm thuộc Trung đoàn 251, nằm trên đỉnh núi Thánh Giá, huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), ở độ cao khoảng 600 m so với mặt nước biển. Trên đỉnh cao lộng gió, những người lính hải quân ngày đêm không ngủ để thắp sáng đôi mắt thần canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Sức xuân nơi đầu sóng - Bài 4: Những cột mốc trên ngư trường Trường Sa

Giữa trùng khơi, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như lá chắn không chỉ giữ bình yên cho Tổ quốc, mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển, điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Côn Đảo - khúc hát biển xanh

(HBĐT) - Côn Đảo là quần đảo tiền tiêu gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 76 km2 nằm ở phía Đông Nam của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng dân số chỉ có hơn 7.000 người nhưng bình quân mỗi ngày hòn đảo xinh đẹp này đón gần 3.000 du khách. Thế mới biết giá trị lịch sử của Côn Đảo sống mãi với thời gian, miền đất thiêng liêng với sức sống quật cường, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Bài 2 - Bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Mặc dù xây dựng được thương hiệu, nhưng cam Cao Phong gặp những thách thức về tăng trưởng nóng, giá cả, nạn hàng nhái, kiểm soát chất lượng... Song huyện quyết tâm bảo vệ và từng bước nâng tầm thương hiệu.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong  

Bài 1- Xác lập thương hiệu nông sản đặc trưng, nổi bật


(HBĐT) - Từng long đong, lép vế khi chưa xây dựng được thương hiệu, với quyết tâm và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, người dân, cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh, một trong những "thương hiệu vàng" của nông nghiệp Việt Nam.

Thầy giáo quân hàm xanh với lớp học đặc biệt “6 trong 1”

(HBĐT) - Ở đảo Hòn Chuối thuộc xã Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), có một lớp học đặc biệt mang tên "Lớp học tình thương” do thầy giáo, binh nhất Lê Hon Đa, Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) đứng lớp. Trong căn phòng nhỏ vài chục m2 nhưng có đến 3 tấm bảng của 3 khối lớp khác nhau. Lớp học thực sự trở thành "mái nhà tình thương” thứ hai của 23 học sinh trên đảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục