(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của T.Ư Đảng và Chính phủ, tháng 9/1959, Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) đã động viên và tổ chức đưa 860 giáo viên từ các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An tình nguyện lên giảng dạy, công tác ở các tỉnh miền núi phía Bắc (đợt 1). Theo đó, sáng ngày 30/9/1959, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã hân hoan đón chào hơn 100 giáo viên và 20 sinh viên lên công tác tại tỉnh. Họ là những người tiên phong "cõng” chữ lên non và góp phần tạo nền cho giáo dục Hòa Bình phát triển.


Các cựu giáo chức từ miền xuôi lên Hòa Bình công tác, giảng dạy cùng ôn lại những năm tháng khó khăn nhưng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Hăm hở lên đường

Bà Nguyễn Thị Vũ, một trong những cán bộ, giáo viên đã xung phong đem "chữ của Cụ Hồ” lên với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình trong đợt đầu năm 1959 kể lại: "Một sáng mùa thu (tháng 9/1959), chúng tôi được triệu tập tới Trường bổ túc Văn hóa công nông T.Ư (đặt tại phường Giáp Bát - quận Hoàng Mai - TP Hà Nội) để dự lớp tập huấn trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Lớp học diễn ra trong 3 tuần. Chúng tôi cùng ăn, cùng ngủ, cùng nghiên cứu, quán triệt những vấn đề về lý luận và thực tiễn, chính sách dân tộc… của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Tuần cuối của đợt tập huấn, chúng tôi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và cho lời huấn thị. Sau lời khen ngợi, động viên Bác dặn: "Công tác ở miền núi còn nhiều khó khăn, các cô, các chú xung phong gánh lấy những khó khăn để làm công tác giáo dục ở miền núi, thế là tốt, là vẻ vang. Nhưng các cô, các chú đã xung phong phải thực hiện đến nơi, đến chốn. Cần có tinh thần bền bỉ, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để làm tròn nhiệm vụ…”.

Thấm nhuần lời Bác dạy, chúng tôi hăng hái lên đường. Đến trung tâm thị xã Hòa Bình đã thấy đông đảo nhân dân và các em học sinh trường cấp I, cấp II Lý Tự Trọng và các trường ven thị xã tập trung chỉnh tề với cờ, hoa, biểu ngữ đón đoàn. Sau đó, chúng tôi được phân công về nhiều nơi như Kim Bôi, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu. Cá nhân tôi được "ưu tiên” về trường vùng ven thị xã: trường Mông Hóa, thuộc huyện Kỳ Sơn, nay là TP Hòa Bình. Bằng tất cả tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi đã cùng với nhân dân dựng nhà ở cho giáo viên và lớp học cho học sinh bằng tranh, tre, nứa, lá, đến từng nhà để vận động học sinh tới trường.

Miệt mài cống hiến

Ngày đi, các cán bộ, giáo viên, sinh viên được giao nhiệm vụ: vừa lo phát triển văn hóa, giáo dục, vừa giúp bà con phát triển kinh tế, vừa là người cán bộ quần chúng giúp đồng bào giác ngộ chính trị. Thời gian lên công tác ở miền núi ít nhất 2 năm. Thế nhưng, miệt mài cống hiến, hàng trăm cán bộ, giáo viên đã chọn Hòa Bình là quê hương thứ hai và cống hiến đến trọn đời. Ông Ngô Tiến Lợi, một cựu giáo chức hiện đang cư trú tại TP Hòa Bình chia sẻ: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Đông Anh - Hà Nội. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội năm 1960, khi phong trào "Tam bất kỳ”- tên gọi đầu tiên của phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng” của đoàn trường đang sôi nổi, tôi xung phong lên đường làm nhiệm vụ ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi tôi được giao nhiệm giảng dạy đầu tiên là Trường trung cấp Sư phạm Hòa Bình, rồi lần lượt chuyển sang trường cấp II, III Hoàng Văn Thụ, trường phổ thông cấp III- Đà Bắc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Tuy được công tác giảng dạy ở ngay thị xã thuận tiện hơn nhiều so với các đồng nghiệp cùng tình nguyện lên đường, nhưng vẫn không thể kể hết những khó khăn, gian khổ của những năm 60 của thế kỷ XX… Nhưng, chính lời dạy của Bác Hồ và tinh thần phong trào "Ba sẵn sàng” đã soi rọi bước chúng tôi đi, tiếp thêm nhiệt huyết để chúng tôi cống hiến. Quá trình công tác tôi đã gặp, làm quen và kết hôn với một cô giáo người Phúc Thọ, cũng là một trong những thanh niên tình nguyện lên công tác tại Hòa Bình. Từ đó, Hòa Bình trở thành quê hương thứ 2 của chúng tôi. Gần 40 năm công tác trong ngành giáo dục, chúng tôi đã nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.

Không ngừng dõi theo bước phát triển của giáo dục

Gần 90 tuổi, nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song, hiện cư trú ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) vẫn miệt mài đọc sách, viết báo và dõi theo khích lệ phong trào xây dựng xã hội học tập của tỉnh. Trò chuyện với chúng tôi, ông bồi hồi kể lại: Ngày đầu đến với Hòa Bình (năm 1959), cảm nhận của những nhà giáo chúng tôi được gói gọn trong mấy chữ: khó khăn, gian khổ. Lớp học của học sinh, nhà ở của giáo viên khi đó hoàn toàn bằng tranh, tre, nứa lá và rất ít học sinh tới trường. Khi ấy, cả tỉnh Hòa Bình có khoảng 3.000 học sinh các cấp, tổng số giáo viên giảng dạy có 562 người. Đến nay, sau 60 năm, không chỉ ở thành phố, thị trấn, thị tứ mà ngay cả ở vùng sâu, xa, trường lớp cũng đã được xây dựng khang trang, cảnh quan, môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp đón các thế hệ học sinh tới trường. Toàn tỉnh hiện đã có trên 223.720 học sinh, sinh viên và 21.077 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Và quan trọng là chất lượng giáo dục, phong trào học tập không ngừng được nâng cao. Dù thế hệ chúng tôi hầu hết đã tuổi cao, sức yếu, nhưng vẫn luôn dõi theo bước phát triển của giáo dục tỉnh nhà, luôn sẵn sàng tham gia công tác khyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào xã hội học tập của tỉnh, ít nhất là ở khu dân cư nơi mình đang sinh sống.

Cùng chung quan điểm với nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song, ông Trần Tô Lịch, một cựu giáo chức "xung phong” ngày ấy, hiện đang cư trú tại phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) chia sẻ: Nhớ lời Bác Hồ dặn năm ấy: "Đã xung phong thì phải xung phong đến nơi, đến chốn…”, quá trình công tác, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đem cái chữ đến với người dân vùng cao ở các huyện Mai Châu, Đà Bắc… Từ khi được Nhà nước cho về nghỉ chế độ tôi luôn tích cực tham gia Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, động viên gia đình, làng xóm thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Luôn dõi theo sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà, chúng tôi luôn tin tưởng: trải qua những bước thăng trầm, ngành Giáo dục Hòa Bình sẽ vững vàng bước lên tầm cao mới.

Thúy Hằng


Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục