(HBĐT) - Nghĩa tình Hòa Bình - Gia định đã từng là một mối tình gắn bó keo sơn. Sau nhiều năm câu chuyện về một thời hào hùng đó vẫn còn được kể. Ngã ba Khăm Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) hiện vẫn còn cây đa và cây gạo cổ thụ. Cây đa do chính tay đồng chí Hồ Thị Bi, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định trồng, còn cây gạo do đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình trồng từ năm 1963, để minh chứng cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định mãi bền chặt.
Tiếp bước truyền thống cha anh, các thế hệ thanh niên huyện Lương Sơn hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đồng chí Bùi Thế Vượng, Bí thư Đảng ủy xã Hùng Sơn cho biết: Trải qua gần 60 năm, cả cây đa và cây gạo giờ vẫn còn xanh tốt, được Nhân dân địa phương giữ gìn, bảo vệ. Xã đã xây dựng bồn và bia ghi danh, vừa để giữ gìn, cũng là để tuyên truyền cho thế hệ con cháu biết về giá trị lịch sử của chúng.
Ngược thời gian về những năm tháng cả nước lên đường đánh giặc. Để cụ thể hóa phong trào "vì miền Nam ruột thịt”, có một phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh, thành miền Bắc với các tỉnh, thành miền Nam đậm nghĩa tình. Trong phong trào này, Nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã có những hành động hết sức thiết thực vì Gia Định, vì miền Nam.
Năm 1969, hàng trăm thanh niên từ các bản làng đất Mường tòng quân nhập ngũ, tham gia Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III (phiên hiệu 494), với tâm trí hướng về miền Nam. Bởi nơi đó là tuyến đầu, có những người con đất Mường thuộc Tiểu đoàn Hoà Bình I (phiên hiệu 356, lên đường đầu năm 1968) đang cùng với quân dân miền Nam ruột thịt, quân dân Gia Định anh em chiến đấu chống quân thù. Ngày 31/2/1969, họ cùng nhau lên đường đi đánh giặc, giải phóng miền Nam. Trong buổi chia tay này, cụ Nguyễn Văn Hậu (lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh) động viên: "Các đồng chí lên đường đi chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định anh em. Đi chiến đấu là chiến thắng...".
Vì miền Nam nói chung, vì Gia Định anh em nói riêng, phong trào xung phong đi bộ đội, viết đơn tình nguyện đi chiến đấu đã được Nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng. Với tinh thần "tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Hòa Bình đã thực hiện tốt khẩu hiệu "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”. Mỗi đợt tuyển quân có hàng vạn lá đơn của thanh niên tình nguyện đi đánh Mỹ.
Theo thống kê từ năm 1965 - 1968, toàn tỉnh có 7 gia đình có 4 con, hơn 50 gia đình có 3 con, 450 gia đình có 2 con đi chiến đấu. Ngoài ra, còn có hàng chục gia đình cả hai vợ chồng, hai bố con trong quân ngũ. Trong 4 năm, toàn tỉnh đã động viên hơn 1 vạn thanh niên bổ sung vào quân đội, đi chiến đấu, bằng 34% nam công dân ở lứa tuổi 18 - 35 tuổi của tỉnh. Tất cả các dân tộc anh em trong toàn tỉnh đều có con em tham gia quân đội.
Ở nơi hậu phương, Nhân dân Hoà Bình ra sức thi đua lao động, sản xuất với khẩu hiệu "Hòa Bình đổ giọt mồ hôi, để cho Gia Định bớt rơi máu đào”, "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định anh em”. Khắp nơi trong tỉnh xuất hiện những hành động vì miền Nam, vì Gia Định, như: vụ mùa Hòa Bình - Gia Định, xưởng cưa Hoóc Môn. Nhiều đập nước, vườn cây, trường học, tủ sách, nhà máy, đường sá đều mang tên Hòa Bình - Gia Định. Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi thắng lợi trong đấu tranh của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam đã cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Bắc học tập, sinh sống ở Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, quan hệ kết nghĩa giữa Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 2 tỉnh, thành phố luôn được kế thừa. Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH.
Tháng Tư lịch sử, bao nhiêu ký ức, kỷ niệm về Ngày giải phóng miền Nam lại xếp lớp dày đặc trong tâm trí những người khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, nhận lấy danh xưng người lính Bộ đội Cụ Hồ.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa đến non song gấm vóc, đất nước liền một dải. Làm nên thắng lợi đó có sự đóng góp to lớn của quân dân miền Bắc khi trở thành nền, thành gốc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
"Bộ đội Thu Hà” là đơn vị nữ vũ trang đầu tiên của tỉnh Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và được phát triển chuyên nghiệp tiếp nối thời kỳ "đội quân tóc dài” sinh ra trong phong trào Đồng Khởi. Tính kiên cường, khí phách của đơn vị nữ lực lượng vũ trang này đã có tác động mạnh mẽ đến các lực lượng kháng chiến khác khi cùng hợp sức chiến đấu chống giặc cứu nước và giành toàn thắng cho quê hương xứ dừa Bến Tre.
"Đội quân tóc dài" ra đời từ chiếc nôi của phong trào Đồng Khởi trên xứ dừa Bến Tre ngày 17/1/1960, là tên gọi của lực lượng đấu tranh chính trị trực diện của phụ nữ tham gia trong thời kỳ Đồng Khởi. "Đội quan tóc dài" sau khi xuất hiện đã đưa phong trào đấu tranh của phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.
(HBĐT) - Chuyến hành trình đi "ngược” lên đỉnh trời Hòn Khoai đưa chúng tôi đến với Trạm rada 595, Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân. Được mệnh danh như "đôi mắt thần” không mỏi canh giữ vùng biển, vùng trời Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Trạm nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng.
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng là một trong những dấu ấn không quên của không quân Việt Nam. Trận đánh không chỉ có ý nghĩa trong hiệp đồng tác chiến của Quân đội ta mà còn khẳng định sự mưu trí, sáng tạo của lực lượng Không quân cách mạng trong những ngày quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.