(HBĐT) - "Tôi có may mắn được đặt chân đến nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều con người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Ở mỗi nơi, cái tình của con người lại được thể hiện bằng những cách khác nhau, nhưng họ đều chung sự chân thành. Và ở bản Mông thuộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) cũng vậy, đã lâu mới quay trở lại, vẫn những con người chân chất, hiền hòa. Bản Mông năm nào nay đã khoác lên mình "chiếc áo” mới của cơ sở hạ tầng khang trang, chất lượng cuộc sống được cải thiện, và hơn thế nữa là sự đoàn kết cộng đồng, tin tưởng vào Đảng, chính quyền của người Mông". Đó là lời tâm huyết từ một sỹ quan quân đội, người con của bản làng, Thiếu tá Hàng A Phứ, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Mai Châu.
Bài 1: "Sinh ra từ làng, phải góp sức cho làng!”




Thiếu tá Hàng A Phứ (thứ 2 từ trái sang) và Trung tá Sùng A Chua (thứ 2 từ phải sang) gặp gỡ, tuyên truyền, vận động bà con bản Trà Đáy(xã Pà Cò, huyện Mai Châu), chung tay xây dựng quê hương tươi đẹp hơn.

Khi người lính là con của bản làng

Từ chủ trương của Đề án 03-ĐA/TU, ngày 14/1/2010 của BTV Tỉnh ủy về "Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu”, một trong những điểm nhấn đó là tiếp tục thực hiện tăng cường luân chuyển 1 đồng chí cán bộ Ban CHQS huyện Mai Châu về công tác, giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò. Từ đây, các đồng chí: Thiếu tá Hàng A Phứ, Trung tá Sùng A Chua, những sỹ quan quân đội được cử về chính nơi mình sinh ra giúp dân, giúp chính quyền đưa bản Mông đi lên.

Nhà của Thiếu tá Phứ ở xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò, anh được lệnh của cấp trên phân công về UBND xã Pà Cò giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã từ năm 2011 - 2018. Thiếu táPhứ chia sẻ: "Trước khi nhận nhiệm vụ, tôi vừa vui, vừa lo lắng. Vuiở chỗ được về quê hương để góp sức, nhưng lo lắng ở chỗ trách nhiệm của một người lính Cụ Hồ phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, hơn nữa là trách nhiệm của một người con sinh ra từ bản. Chính điều đó đã thôi thúc tôi không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện bản thân, tìm tòi học hỏi, làm sao để bản Mông tốt hơn”.

Cái suy nghĩ đó cũng một phần được thừa hưởng từ người cha là ông Hàng A Dê, người có uy tín của bản làng. Sáng hôm ấy, thời tiết có phần se lạnh, bên mâm cơm sáng cùng hai cha con ông, chúng tôi nhâm nhi ly rượu vòng và nghe ông nói về tình cảm gắn bó của mình với bản Mông. Ông tâm sự: "Từ bao đời nay, người dân bản Mông đã gắn bó vớinúi rừng tươi đẹp này. Trước đây, đời sống của dân bản còn khó khăn, thiếu thốn đủ đường, nhất là cơ sở hạ tầngkém, thậm chí, ý thức vươn lên của một số người dân chưa cao, còn có những hành vi vi phạm pháp luật để mong làm giàu nhanh chóng. Đến đời con trai tôi là Hàng A Phứ, sau khi biết A Phứ được Đảng, Nhà nước giao phó nhiệm vụ về giúp đỡ quê hương, tôi đã dặn A Phứ phải dùng cái tâm, cái tình với quê hương mà đảm đương nhiệm vụ, trọng trách được giao, phải nỗ lực hết sức vì cuộc sống của người dân bản mình”.

Từ tháng 12/2018 đến nay, thay cho vị trí của người đồng đội, Trung tá Sùng A Chua, nhà ở xóm Pà Cò Lớn (xã Pà Cò)nối gót về giữ chức vụ trước đây của ThiếutáPhứ. Cũng là một người con của bản Mông, nên Trung tá Chua luôn đau đáu làm sao để bà con thoát nghèo, làm sao để cơ sở hạ tầng, nhà cửa khang trang hơn, để bà con tránh xa khỏi tệ nạn ma túy đã tồn tại nhiều năm nay. Khi được hỏi "Anh đặt ra mục tiêu gì khi nhận nhiệm vụ này? ”, Trung tá Chua đáp: "Tôi dùng ý chí quyết tâm của một người línhCụ Hồ, sự kiên cường của một người con dân tộc Mông, cố gắng hoàn thành mục tiêu đưa cuộc sống của bà con đi lên bằng chính những tiềm lực sẵn có. Đó là nông nghiệp, du lịch, buôn bán nông sản đặc trưng của địa phương…”.

Dấu ấn của tình quân - dân

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, cả Thiếu tá Hàng A Phứ và Trung tá Sùng A Chua đều xác định đầu tiên là học theo lời Bác Hồ dạy "Dân vận kém thì việc gì cũng khó, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” để áp dụng vào nhiệm vụ mới. Với lợi thế là người bản địa, nói được ngôn ngữ địa phương và hiểu được phong tục, tập quán truyền thống, nên 2đồng chí đã để lại không ít dấu ấn trong thời gian đảm đương trọng trách. Theo Thiếu tá Hàng A Phứ, vận động Nhân dân ở đây là phải hòa mình vào cuộc sống của người dân để cảm nhận, từ đó, mới tìm được phương pháp hữu hiệu. Anh chia sẻ: "Tập tục ma cháy, cưới hỏi của người Mông trước đây có nhiều hủ tục không phù hợp trong cuộc sống ngày nay. Khi về đây công tác, tôi cùng với các ngành, đoàn thể địa phương, người có uy tín trong các dòng họ thường xuyên đi vận động, tuyên truyền người dân từ bỏ những tập tục lạc hậu. Tuy nhiên, nói suông thì khó, nên trước nhất tự mỗi gia đình, dòng họ của mình phải thực hiện đầu tiên để làm gương. Rồi mưa dầm thấm lâu, cứ nhà này bảo nhà kia, dần cũng đi vào nền nếp, bà con đã biết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, không gây lãng phí”.

Trung tá Sùng A Chua dẫn chúng tôi đi thăm thú các bản làng ở Pà Cò, những con đường đất trước kia đã được thay thế bằng đường bê tông nối liền các xóm, nối liền xã Pà Cò với Hang Kia, nhà cửa của người dân khang trang hơn. Đây một phần là nhờ sự đồng lòng, chung sức giữa chính quyền và quân - dân địa phương. Nổi bật như 6 tháng đầu năm nay, trong khi tổ chức huấn luyện dân quân, dự bị động viên kết hợp làm công tác dân vận, đã huy động được 147 ngày công của lực lượng thường trực và dân quân 2 xã Hang Kia, Pà Cò san lấp được hơn 4.600 m ổ gà, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm được gần 6 km.

Bản thân Trung tá Chua không ngừng quan tâm đến việc phát triển du lịch cộng đồng của địa phương, do đó, đã phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội mở 3 lớp tập huấn về du lịch cộng đồng cho bà con bản địa, cấp giấy chứng nhận cho trên 30 hộ; mở 1 lớp học nấu ăn cho hơn 20 lượt người dân để họ có thể tự phục vụ các nhu cầu ăn uống của du khách.

 

Nhớ lại những lần đi vận động con em trong bản đi học, Trung tá Chua chia sẻ: "Năm 2019, ở xóm Pà Cò Lớn, tôi nhiều lần đi lại, vận động thành công 2 học sinh lớp 9 đi học lại và tốt nghiệp. Trong đó, tôi nhớ có trường hợp cháu Phàng A Vinh, bố mẹ Vinh muốn làm du lịch homestay ở Pà Cò Lớn, nên mong muốn con đi học lấy cái chữ, lấy kiến thức về để thực hiện ý tưởng mà gia đình ấp ủ. Sau khi vận động thành công, A Vinh đã tốt nghiệp và phụ giúp gia đình đi tiếp hành trình làm du lịch”. Cuộc sống ở bản Mông còn nhiều khó khăn, đêm ở bản Mông thật lạnh, nhưng đã được sưởi ấm bởi tình quân - dân!

(Còn nữa)

 Thanh Sơn

Các tin khác


Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Với người Mường Hòa Bình, chiêng giữ vị trí đặc biệt linh thiêng. Chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong lễ nghi, tín ngưỡng và suốt cuộc đời của mỗi người. Hội nào thiếu tiếng chiêng, hội đó không to. Tết nào vắng tiếng chiêng, Tết đấy không sung túc. Ngày vui đôi lứa mà không có cồng chiêng, ngày cưới mất vui. Người về với tổ tiên, ông bà có chiêng đưa tiễn... 
Bài 1 - Thăng trầm chiêng Mường

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách đầy tính nhân văn này. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền vào cuộc quan tâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy tín dụng chính sách đơm hoa kết trái ngọt. 

Bài 2 - Khơi thông dòng chảy tín dụng chính sách

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Bài 1: Chính sách của Đảng - điểm tựa của lòng dân

Chuyển động mới của thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang bước vào mùa thu lịch sử của truyền thống kiên cường cách mạng. Thu của đổi mới, chuẩn bị hành trang tăng tốc hướng tới những mục tiêu to lớn hơn, phấn đấu là thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, văn minh, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục