(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang bước vào mùa thu lịch sử của truyền thống kiên cường cách mạng. Thu của đổi mới, chuẩn bị hành trang tăng tốc hướng tới những mục tiêu to lớn hơn, phấn đấu là thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, văn minh, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.


 Cơ sở hạ tầng thành phố Hòa Bình được quan tâm đầu tư khang trang, hiện đại. 

Bất cứ ai đều có thể cảm nhận được TP Hòa Bình đang đổi thay mạnh mẽ để hòa vào dòng chảy của đổi mới. Thành phố không còn cách xa nhiều trung tâm Hà Nội với khoảng 1 giờ xe chạy. Đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác mấy năm nay đang tạo sức nóng thu hút các dự án đầu tư đô thị, sinh thái, công nghiệp cho thành phố và cả tỉnh. Dọc tuyến đường là phong cảnh nên thơ hữu tình, là diện mạo đô thị, nông thôn khang trang, là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang triển khai. Từ một vùng đất bình yên, thành phố đã trở nên sôi động, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, nhà ở đô thị tăng lên. Đã có thêm những cây cầu bắc qua sông Đà, mở ra không gian phát triển đô thị mới. Phố phường khang trang hơn, nhà hàng, khách sạn tấp nập, đông vui. Người dân đang được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, chất lượng cuộc sống đã có bước tiến dài. Ô tô nhiều hơn trên các đường phố… Đó là diện mạo có thể thấy được, ở trong nội lực, thành phố đang đổi mới mạnh mẽ để vươn lên, hướng tới những mục tiêu phát triển cao hơn, đặc biệt là hoàn thiện những tiêu chí về đô thị, hướng tới xây dựng mang bản sắc riêng có bên sông Đà là đô thị văn minh, hiện đại, phát triển xanh, đô thị vệ tinh của vùng Thủ đô Hà Nội.

TP Hòa Bình mới được sáp nhập trên cơ sở TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn cũ. Với vị trí và điều kiện tự nhiên lợi thế, cả hai địa phương hội tụ cơ bản những thế mạnh để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có đồng bằng, núi non hùng vĩ, đất đai màu mỡ, hạ tầng giao thông kết nối, gồm cả đường thủy và đường bộ, được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh. Các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị sản xuất, thu hút đầu tư, thu ngân sách Nhà nước, giảm nghèo… luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh. Từ khi đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác, các dự án nghiên cứu, khảo sát, triển khai đầu tư vào địa bàn thành phố tăng mạnh. Nhiều dự án lớn đăng ký, triển khai đầu tư vào lĩnh vực đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển hạ tầng công nghiệp, đô thị với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Từ các nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng được cải thiện mạnh mẽ. Hạ tầng công nghiệp được quy hoạch, đang được lấp đầy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố đã cơ bản đáp ứng tiêu chí đô thị loại II, là đơn vị đạt chuẩn NTM cấp huyện đầu tiên…

Việc thực hiện thành công công tác sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II đang mở ra cơ hội rất lớn để TP Hòa Bình bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Quy mô dân số, diện tích mở rộng. Thành phố mới tiếp giáp với Thủ đô và hưởng lợi trực tiếp từ hạ tầng đồng bộ, kết nối, các vùng quy hoạch kinh tế năng động của Thủ đô. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, chuẩn hóa, trách nhiệm trước sự phát triển của thành phố.

Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không ít. Trong quá trình phát triển, thành phố đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết về sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, giải quyết các vấn đề về phát triển đô thị, giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên - môi trường… Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II được tổ chức thành công với mục tiêu xác định rất rõ ràng, phấn đấu hoàn thành xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025. Đảng bộ thành phố đã khẩn trương xây dựng các chương trình hành động, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng bộ thành phố.

Đồng chí Ngô Ngọc Đức, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Đảng bộ thành phố tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị. Xây dựng quy hoạch và làm thật tốt công tác quản lý quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch vùng Thủ đô, đô thị Hòa Lạc; phấn đấu là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội; tập trung phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các dự án trọng điểm trong và ngoài ngân sách triển khai, hoàn thành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư phát triển đô thị các khu vực Dân Chủ, Trung Minh, Tân Hòa, Thịnh Lang, hỗ trợ GPMB các dự án cầu qua sông Đà, nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng; xây dựng các khu đô thị mới Trung Minh, Sao Mai, khu đô thị phía Nam Quảng trường Hòa Bình; hỗ trợ các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực đô thị, sinh thái, công nghiệp; nâng cao chất lượng xây dựng NTM, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội gắn với giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển…

Với quyết tâm chính trị, mục tiêu rõ ràng, cách làm phù hợp, Đảng bộ TP Hòa Bình tự tin bước vào nhiệm kỳ đổi mới, nắm bắt các cơ hội để bứt phá vươn lên mạnh mẽ trong những năm tới, xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, mang bản sắc riêng có, theo hướng đô thị thông minh, xứng đáng với vị thế, sự tin tưởng của cả tỉnh dành cho.

 

Lê Chung

Các tin khác


Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện, với tổng số cán bộ, hội viên nông dân trên 130.680 người, chiếm trên 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh, giai cấp nông dân ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM văn minh, hiện đại. Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh quan tâm, đặt thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bài 1 - Tạo động lực cho nông dân làm giàu

Chuyện về một ngôi làng giữa rừng Biều

(HBĐT) - Làng rừng bản Sưng, xã Cao Sơn hiện diện ở lưng chừng núi Biều, là của quý còn sót lại không chỉ của huyện Đà Bắc mà là của cả quốc gia, nhân loại…

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Muốn phát triển KT-XH một cách bền vững, nhất thiết phải dựa vào nguồn lực nội tại, đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tạo đột phá. Xác định rõ điều này, những năm gần đây, tỉnh đã tập trung gỡ "nút thắt” về thủ tục hành chính (TTHC) để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bài 2 - Tập trung cải cách hành chính để thu hút đầu tư

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Hòa Bình là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cũng là tỉnh thuộc ven Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trước thời cơ và thách thức, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để tạo sự bứt phá trên một số lĩnh vực, góp phần tạo nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH, để Hòa Bình sớm thoát khỏi ngưỡng "bình bình”. 
Bài 1 - Thắp sáng lộ trình giảm nghèo bền vững

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 2 - Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu
(HBĐT) - Lĩnh vực du lịch của tỉnh có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Để du lịch có bước phát triển mới mang tính đột phá, cần các giải pháp và chính sách đặc thù, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình.

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 1 - Đánh thức tiềm năng, phát triển ngành "công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Với vị trí thuận lợi, phong cảnh tươi đẹp, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo, Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch... để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, đưa ngành "công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục