(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa



 
 
Trình tấu chiêng Mường tại Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Ảnh: T.L

Nhân lên giá trị văn hóa của chiêng Mường

Phát huy giá trị di sản không phải chỉ nói chung chung bằng những chủ trương trong văn bản, sự kêu gọi ý thức, mà phải bằng những việc làm cụ thể. Việc làm ấy đã được ngành VH-TT&DL tham mưu, xây dựng lộ trình và triển khai thực hiện từ năm 2002, với việc phục dựng lại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) kết hợp màn trình tấu chiêng Mường của trên 500 tay chiêng.

Đêm mùng 7 tháng Giêng năm ấy, đang là mùa xuân nhưng trời Mường Bi chợt nổi trận dông lớn, làm mất điện khu vực trung tâm thị trấn Mường Khến (nay là thị trấn Mãn Đức). Ấy vậy mà rạng sáng hôm sau (tức ngày 8 tháng Giêng), tiết trời Mường Bi tạnh ráo, nắng xuân đón lớp lớp người dân đổ về trẩy hội Mường Bi. Cũng bởi vậy mà lễ hội Khai hạ Mường Bi lần đầu tiên ấy đã in dấu không phai trong lòng người dân và du khách, đặc biệt là màn trình tấu chiêng Mường độc đáo, quy mô nhất tính đến thời điểm đó. 

Từ sau lễ hội Khai hạ Mường Bi, việc bảo tồn, phát huy giá trị chiêng Mường được nhân rộng ra toàn tỉnh với việc phục dựng nhiều lễ hội khác, như lễ hội Mường Động, Mường Thàng, đình Cổi…, tạo không gian để trình tấu những màn chiêng Mường độc đáo. 

Bên cạnh đó, ngành VH-TT&DL tích cực tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch dài hơi cho việc phục hồi, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa (DSVH) chiêng Mường. Cùng với việc sưu tầm chiêng, xây dựng các đội chiêng để biểu diễn ở cơ sở vào dịp lễ, Tết, tỉnh đã đưa chiêng Mường vào nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn, như: Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc Tây Bắc, Ngày hội Văn hoá dân tộc Mường toàn quốc lần thứ nhất (năm 2007) do Hòa Bình đăng cai tổ chức. Trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2011), tỉnh đã tổ chức Lễ hội Văn hóa chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất. Lễ hội có sự góp mặt của hàng nghìn nghệ nhân chiêng đến từ 4 vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động trong tỉnh và một số tỉnh bạn: Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Gia Lai. Chưa bao giờ, Hòa Bình lại hội tụ đông đảo nghệ nhân chiêng đến vậy. Tiếng chiêng Mường vang xa, bay cao vượt qua núi đồi, thung lũng, chạm được tới tâm linh, hồn thiêng sông núi đất Mường. 

Với quy mô trình tấu hoành tráng, "độc nhất vô nhị" ở thời điểm đó, màn trình tấu chiêng Hoà Bình đã được công nhận đạt kỷ lục Guinness Việt Nam lần thứ nhất. Từ đây, việc bảo tồn, phát huy giá trị chiêng Mường Hòa Bình được thúc đẩy mạnh mẽ, sát sao hơn. Đến năm 2016, nhân sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, Bộ VH-TT&DL đã trao bằng công nhận DSVH phi vật thể quốc gia mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường tỉnh Hòa Bình.

Để âm thanh từ "tiếng đàn đồng” bay xa 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về DSVH nói chung (trong đó có DSVH phi vật thể) khá đầy đủ và toàn diện. Hệ thống pháp luật này được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, chủ trương, đường lối của Đảng. Cụ thể là Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã khẳng định: "Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, góp phần phát triển KT-XH của đất nước”. Các biện pháp bảo vệ DSVH phi vật thể được xây dựng trên phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Sự kết hợp này vừa thể hiện sự đồng thuận giữa Nhà nước và Nhân dân, vừa mang lại hiệu quả cho việc bảo vệ DSVH phi vật thể. Qua những di sản đó, thế hệ ngày nay có thêm sự hiểu biết và sự trân quý lối sống tốt đẹp của ông cha. Theo đó, việc bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH phi vật thể là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay.

Đối với tỉnh ta, từ khi chiêng Mường được vinh danh là DSVH phi vật thể quốc gia, việc sưu tầm, trưng bày, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa chiêng Mường được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Từ đây, "tiếng đàn đồng” - chiêng Mường Hòa Bình đã vượt khỏi không gian của đất Mường đến với nhiều tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Nhiều nghệ nhân của tỉnh nhờ tâm huyết, có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa chiêng Mường đã được Nhà nước nhìn nhận, vinh danh.  

Mang theo khát vọng giới thiệu, quảng bá văn hóa Mường với bạn bè trong nước, quốc tế, những năm gần đây, mỗi dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm, làm việc tại Hòa Bình, chiêng Mường được chọn lựa để trao tặng như một kỷ vật đặc biệt quý giá. Các lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành cũng vô cùng hãnh diện khi giới thiệu bản sắc văn hóa chiêng Mường trong những chuyến công du tỉnh bạn, nước ngoài. Hòa nhịp cùng sự phát triển của đất nước, chiêng Mường trở thành đại sứ văn hóa của nền văn hóa Mường đậm đà bản sắc. Nối dài những nhịp chiêng Mường, hoạt động truyền dạy, bảo tồn chiêng Mường đã và đang được quan tâm thực hiện, với quyết tâm gìn giữ, kế thừa món quà vô giá mà cha ông trao truyền.

(Còn nữa)

 Nhóm P.V Phòng VH-XH


Các tin khác


Dấu ấn kinh tế trang trại

(HBĐT) - Kinh tế trang trại (KTTT) là cơ sở, tiền đề khơi dậy tiềm năng trong Nhân dân để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy áp dụng KH-KT vào sản xuất, góp phần tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, KTTT phát triển chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Đa số các chủ trang trại hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết giữa các trang trại với nhau và với tổ chức kinh tế khác như liên kết vùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm.

 

Bài 2 - Để kinh tế trang trại phát triển bền vững

Dấu ấn kinh tế trang trại

(HBĐT) - Những năm gần đây, số lượng, chất lượng trang trại không ngừng tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ. Các trang trại khai thác được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; áp dụng tiến bộ KH-KT, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân không ngừng cải thiện, xuất hiện nhiều tỷ phú trang trại.
Bài 1 - Những tỷ phú trang trại

Mường Bi vượt khó vươn tới tương lai

(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang nỗ lực vượt khó vươn lên hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Diện mạo nông thôn, thị trấn, đô thị ngày càng khang trang, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Từ vùng thuận lợi dọc quốc lộ 6, vùng thượng và cả các xã vùng cao mang những sắc thái ấm no, hạnh phúc.

Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Là phong trào thi đua yêu nước của nông dân, các cấp Hội Nông dân (HND) có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển phong trào thi đua SX-KD giỏi trong tình hình mới; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thực hiện bằng được lời dạy của Người: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm".
Bài 2 - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện, với tổng số cán bộ, hội viên nông dân trên 130.680 người, chiếm trên 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh, giai cấp nông dân ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM văn minh, hiện đại. Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh quan tâm, đặt thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bài 1 - Tạo động lực cho nông dân làm giàu

Chuyện về một ngôi làng giữa rừng Biều

(HBĐT) - Làng rừng bản Sưng, xã Cao Sơn hiện diện ở lưng chừng núi Biều, là của quý còn sót lại không chỉ của huyện Đà Bắc mà là của cả quốc gia, nhân loại…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục