(HBĐT) - Với những giá trị vô cùng đặc sắc, quý giá, nhưng mo Mường đang đứng trước nguy cơ mai một. Tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này và có những tín hiệu vui trên đường tới di sản văn hóa thế giới.
Bài 2 - Đường tới di sản thế giới

 


Thầy Mo làm lễ trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) năm 2020.

Nguy cơ mai một

Trong cuộc sống hiện đại, hội nhập, mo Mường đang có nguy cơ bị mai một, biến dạng. Theo kiểm kê của Sở VH-TT&DL, năm 2012, toàn tỉnh có 284 nghệ nhân mo Mường còn hành nghề; đến tháng 12/2018 chỉ còn 190 nghệ nhân mo, chủ yếu là người tuổi rất cao. 

Việc truyền nghề đòi hỏi các tiêu chuẩn, nguyên tắc khắt khe. Theo nghệ nhân mo Bùi Văn Khẩn, xã Phong Phú (Tân Lạc), người học phải có tố chất, học công phu, am hiểu sâu sắc văn hóa Mường, có đạo đức, uy tín và đầy đủ đạo cụ, đồ tế khí của nghề, có nổ thân (các đời cha, ông đã từng làm nghề, nếu tự học phải đi mượn nổ các dòng Mo khác). 

Ông Mo được ví như người giữ hồn dân tộc Mường, trong khi không ít người trẻ không mặn mà với văn hóa dân tộc. Mặt khác, từ những năm 1960 - 1990, mo còn bị xem là mê tín dị đoan, bị cấm nên lệch lạc giá trị, mai một. 

Trưởng Phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) Bùi Kim Phúc cho biết: Toàn tỉnh hiện chỉ còn trên 10 ông mo thuộc hết các bài mo, trong đó có những bài mo cổ; nghệ nhân trẻ ít, chưa thuộc hết bài. Môi trường thực hành ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn một số nơi ở huyện Tân Lạc, Lạc Sơn thực hành thường xuyên mo trong 7 nghi lễ, tang lễ. Một số vùng huyện Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc còn thực hành mo khoảng 4 nghi lễ. Các huyện khác chỉ thực hành mo trong tang lễ và giản lược nhiều. 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: Mo Mường đang chịu tác động mạnh, toàn diện từ môi trường tồn tại và nhu cầu sử dụng. Xã hội thay đổi, tất yếu việc vận dụng mo cũng thay đổi nhưng diễn ra tự phát, không được kiểm soát. Hơn lúc nào hết, mo Mường cần được bảo vệ khẩn cấp để tiếp tục khẳng định giá trị, phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản mo Mường 

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với nhiều giải pháp bảo tồn mo Mường được tỉnh triển khai, mo đã được nhìn nhận đúng đắn hơn về giá trị văn hóa quý giá. Năm 2010, cuốn sách "Mo Mường Hòa Bình” được xuất bản. Năm 2012, thực hiện kiểm kê di sản mo Mường. Những năm sau, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể bằng các văn bản; xác định mo Mường là di sản cần bảo tồn, giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu nhiệm vụ: Tổng hợp kết quả kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận mo Mường, chiêng Mường là di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

Để hiện thực hóa mục tiêu, năm 2016, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường. Các cấp ủy Đảng, chính quyền vào cuộc, nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng về giá trị của mo Mường từng bước thay đổi. Nguyên Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn Bùi Văn Nỏm từng quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị mo Mường, nay tâm huyết khởi xướng thành lập và là chủ nhiệm danh dự câu lạc bộ (CLB) Mo Mường Lạc Sơn, với 36 nghệ nhân mo tham gia. Là vùng Mường cổ, huyện Tân Lạc cũng đã thành lập được CLB Mo Mường tại xã Địch Giáo với gần 20 nghệ nhân. 

UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo mo Mường Hòa Bình; tổ chức gặp gỡ, biểu dương các nghệ nhân mo. Công tác sưu tầm, biên soạn tài liệu, nghiên cứu giá trị đặc sắc của mo Mường được quan tâm. Khôi phục các lễ hội truyền thống, tạo môi trường thuận lợi để thực hành, tuyên truyền, quảng bá giá trị của mo Mường đến Nhân dân, du khách. Hàng năm, lập hồ sơ xem xét công nhận nghệ nhân mo Mường đạt danh hiệu nghệ nhân ưu tú theo quy định. Đến nay, tỉnh có 5 nghệ nhân ưu tú. Lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh đã xây dựng được bộ chữ viết dân tộc Mường, có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi lại các áng mo. Cuối năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường Hòa Bình giai đoạn 2019- 2025 và những năm tiếp theo”... 

Đường tới di sản thế giới 

Hiện nay, các ngành chức năng thực hiện sưu tầm, thống kê đầy đủ các giá trị di sản mo Mường; biên soạn từ điển mo Mường Hòa Bình; tư liệu hóa, số hóa di sản văn hóa mo Mường... Thời gian tới, các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được xác định: Bảo tồn đầy đủ các giá trị mo Mường; đào tạo, truyền dạy các lớp nghệ nhân mo; phổ biến, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi; xây dựng không gian bảo tồn văn hóa mo Mường gắn với du lịch... 

Những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Nhân dân đã có tín hiệu vui. Văn phòng Chính phủ ngày 9/6/2020 đã có Văn bản số 4591 về việc dự kiến lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu tiểu của Việt Nam trình UNESCO. Trong đó, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường (tỉnh Hòa Bình) trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thông tin trên làm nức lòng các nghệ nhân mo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh. Nghệ nhân mo Bùi Văn Khẩn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng... đều cho rằng, với những giá trị thực sự đặc biệt, tiêu biểu, có tính đại diện cao, mo Mường xứng đáng được ghi danh ở tầm nhân loại. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là ngành chủ quản, các nghệ nhân mo và cộng đồng người Mường. 

Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Thị Niềm khẳng định: Sở nỗ lực tham mưu và thực hiện các bước để mo Mường Hòa Bình tiến tới di sản văn hóa thế giới. Tỉnh đang phối hợp với Bộ VH-TT&DL và các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch lập hồ sơ đệ trình UNESCO. Theo quy định của hồ sơ phải trải qua 3 bước: kiểm kê lại di sản, tổ chức hội thảo quốc gia, quốc tế. 

Di sản mo Mường đang đứng trước cơ hội lớn để ghi danh với thế giới. Từ đó sẽ nâng cao được nhận thức của cộng đồng; xây dựng được chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tránh sự biến dạng và mãi trường tồn trong dòng chảy thời gian. Tầm vóc, vị thế của dân tộc Mường cũng được nâng cao.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Với người Mường Hòa Bình, chiêng giữ vị trí đặc biệt linh thiêng. Chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong lễ nghi, tín ngưỡng và suốt cuộc đời của mỗi người. Hội nào thiếu tiếng chiêng, hội đó không to. Tết nào vắng tiếng chiêng, Tết đấy không sung túc. Ngày vui đôi lứa mà không có cồng chiêng, ngày cưới mất vui. Người về với tổ tiên, ông bà có chiêng đưa tiễn... 
Bài 1 - Thăng trầm chiêng Mường

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách đầy tính nhân văn này. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền vào cuộc quan tâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy tín dụng chính sách đơm hoa kết trái ngọt. 

Bài 2 - Khơi thông dòng chảy tín dụng chính sách

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Bài 1: Chính sách của Đảng - điểm tựa của lòng dân

Chuyển động mới của thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang bước vào mùa thu lịch sử của truyền thống kiên cường cách mạng. Thu của đổi mới, chuẩn bị hành trang tăng tốc hướng tới những mục tiêu to lớn hơn, phấn đấu là thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, văn minh, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Dấu ấn kinh tế trang trại

(HBĐT) - Kinh tế trang trại (KTTT) là cơ sở, tiền đề khơi dậy tiềm năng trong Nhân dân để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy áp dụng KH-KT vào sản xuất, góp phần tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, KTTT phát triển chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Đa số các chủ trang trại hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết giữa các trang trại với nhau và với tổ chức kinh tế khác như liên kết vùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm.

 

Bài 2 - Để kinh tế trang trại phát triển bền vững

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục