Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thứ năm, 27/8/2020 | 9:52:49 Sáng
(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, hệ thống điện, đường giao thông tại xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Nhân dân.
Còn nhiều thách thức trên chặng đường thoát nghèo bền vững
Sau khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, tỉnh còn 9 huyện, 1 thành phố với 151 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 145 xã vùng DTTS và miền núi, 60 xã khu vực III, 13 xã khu vực II và 72 xã, phường, thị trấn khu vực I. Theo thống kê, diện tích tự nhiên toàn tỉnh trên 4.600 km2, với 65% là đồi núi. Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, vùng ĐBKK của tỉnh. Khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng, tuy nhiên bị chia cắt bởi mạng lưới sông, núi dày đặc, chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai.
Đồng chí Xa Thị Hoa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: "Toàn huyện hiện có trên 49.200 nhân khẩu là người DTTS, chiếm 89,5% tổng dân số trong toàn huyện, chủ yếu là các dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái… Huyện có 7 thôn, xóm thuộc diện ĐBKK. Đây là những thôn, xóm cách xa khu vực trung tâm, địa bàn trắc trở. Chính vì vậy, kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đặc biệt, do ảnh hưởng của thiên tai, năm 2017 - 2018, mưa lũ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân, nhất là các xã vùng sâu, xa, vùng ĐBKK. Cụ thể: 14 người chết và mất tích, 10 người bị thương; trên 80 nhà bị lũ cuốn trôi và sập hoàn toàn, trên 900 ngôi nhà bị hư hỏng; hư hại hàng nghìn ha hoa màu; cuốn trôi trên 9.000 con gia súc, gia cầm; nhấn chìm gần 60 bè cá, hàng chục nhà bè và nhiều diện tích ao, hồ bị phá hỏng; ước tính thiệt hại trên 400 tỷ đồng…
Bên cạnh những tác động của thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Do sinh sống rải rác tại nhiều địa bàn, khu vực khác nhau nên việc đi lại rất khó khăn, ít cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội. Ngoài ra, việc triển khai các chủ trương, chính sách dân tộc chưa kịp thời, thường xuyên. Nguồn ngân sách cấp cho các chương trình, dự án chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Hệ thống hạ tầng thiết yếu tại các xã vùng ĐBKK chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, không đáp ứng được nhu cầu dân sinh. Nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào DTTS hạn chế. Nhiều địa phương, cán bộ, Nhân dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, vùng đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cây, con giống chủ lực, mô hình kinh tế mũi nhọn giúp bà con giảm nghèo bền vững. Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Suối Hoa (Tân Lạc) cho biết: "Trước đây, nhiều hộ dân trong xã phát triển kinh tế dựa vào cây ngô, sắn, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi dần được hình thành, nhưng quy mô phát triển còn nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh. Năm nay, mô hình chăn nuôi cá lồng bị ảnh hưởng lớn do mực nước sông Đà xuống thấp, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19. Nhân dân địa phương rất trăn trở trong việc lựa chọn phát triển các mô hình kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả cao”.
Quyết tâm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019 đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2024 giảm số xã ĐBKK xuống dưới 30% tổng số xã trong toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người các xã ĐBKK đạt 25 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBKK giảm 4 - 6%/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh từ 3% trở lên. Không còn nhà ở tạm, nhà ở dột nát. Trên 98% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Giảm tỷ lệ số cặp tảo hôn từ 2 - 3%/năm, cơ bản không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn; trên 90% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo khung đối tượng 4, quy định tại Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: "Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Ban Dân tộc tỉnh tích cực tham mưu UBND tỉnh huy động các nguồn lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào DTTS, miền núi để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH; giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững. Chú trọng phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội và AN - QP trên địa bàn vùng dân tộc; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách dân tộc; quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các DTTS trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc. Trọng tâm ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH vùng dân tộc, vùng sâu, xa, vùng ĐBKK; tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành đối với vùng đồng bào dân tộc”.
Trong thời gian tới, công tác dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Với Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 15/2/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 19/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK tiếp tục được triển khai, thụ hưởng các dự án, tiểu dự án trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi do Ủy ban Dân tộc chủ trì. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy vùng đồng bào DTTS trong công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống, chăm lo giáo dục, y tế, nâng cao trình độ dân trí. Tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương có đông đồng bào DTTS phát triển KT-XH, góp phần thực hiện mục tiêu từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc.
(HBĐT) - Tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách đầy tính nhân văn này. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền vào cuộc quan tâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy tín dụng chính sách đơm hoa kết trái ngọt.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Bài 1: Chính sách của Đảng - điểm tựa của lòng dân
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang bước vào mùa thu lịch sử của truyền thống kiên cường cách mạng. Thu của đổi mới, chuẩn bị hành trang tăng tốc hướng tới những mục tiêu to lớn hơn, phấn đấu là thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, văn minh, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
(HBĐT) - Kinh tế trang trại (KTTT) là cơ sở, tiền đề khơi dậy tiềm
năng trong Nhân dân để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy áp dụng
KH-KT vào sản xuất, góp phần tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, làm
tăng khối lượng và giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, KTTT phát triển chưa
ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Đa số các chủ trang trại hoạt động độc
lập, chưa có sự liên kết giữa các trang trại với nhau và với tổ chức kinh tế
khác như liên kết vùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm.
(HBĐT) - Những năm gần đây, số lượng, chất lượng trang trại không ngừng tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ. Các trang trại khai thác được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; áp dụng tiến bộ KH-KT, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân không ngừng cải thiện, xuất hiện nhiều tỷ phú trang trại.
(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang nỗ lực vượt khó vươn lên hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Diện mạo nông thôn, thị trấn, đô thị ngày càng khang trang, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Từ vùng thuận lợi dọc quốc lộ 6, vùng thượng và cả các xã vùng cao mang những sắc thái ấm no, hạnh phúc.