(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Bài 1: Chính sách của Đảng - điểm tựa của lòng dân


 

Giải ngân vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở xã Lạc Thịnh (Yên Thủy). 

Đưa vốn đến tay người nghèo

Gia đình anh Triệu Hồng Chiến ở xóm Tằm, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là hộ nghèo của xã, xóm nhiều năm liền. Gia đình có 7 nhân khẩu nhưng chỉ trông chờ vào mấy sào ngô, nên dù chăm chỉ làm ăn mà cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ năm 2016, gia đình anh được bình xét cho vay 50 triệu đồng chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất mà không cần tài sản thế chấp. Có vốn, lại được cán bộ tín dụng cùng chính quyền, hội, đoàn thể giúp đỡ, hướng dẫn làm ăn. Nhận thấy địa bàn có bãi chăn thả rộng và nguồn thức ăn dồi dào, từ số tiền này, gia đình anh Chiến mạnh dạn đầu tư mua 3 con trâu. Hướng đi đúng đã giúp gia đình anh phát triển đàn gia súc. Hàng tháng, gia đình trả lãi đầy đủ và tham gia gửi tiết kiệm qua tổ. Mong muốn của gia đình sớm thoát nghèo, nhanh chóng trả nợ ngân hàng.

Đó chỉ là một trong hàng nghìn hộ ở huyện Đà Bắc được vay vốn ưu đãi của Chính phủ đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. 

Qua 5 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị số 40, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn huyện nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM). Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giao dịch của Ngân hàng CSXH tại 17/17 điểm giao dịch cố định tại UBND các xã, thị trấn. Hàng tháng, đưa nội dung quản lý, chỉ đạo việc triển khai, đánh giá kết quả thực hiện nguồn vốn tín dụng CSXH vào kế hoạch, chương trình công tác của xã; tích cực đôn đốc các ngành, MTTQ, đơn vị nhận ủy thác của xã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn; điều tra, rà soát các đối tượng chính sách theo quy định; bình xét cho vay; kiểm tra, giám sát; đôn đốc xử lý thu hồi nợ xấu. Do đó, nguồn vốn ưu đãi được chuyển tải nhanh chóng đến đúng đối tượng thụ hưởng tại tất cả thôn, xóm; phát huy được hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên.

Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc cho biết: Đến hết tháng 7, tổng dư nợ 16 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 380.083 triệu đồng, với 14.318 khách hàng còn dư nợ. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, UBND huyện đã chuyển sang Ngân hàng CSXH huyện 2.173 triệu đồng bổ sung nguồn vốn cho vay. Đã có 20.773 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 515 tỷ đồng; trong đó, 7.278 lượt hộ nghèo, 3.147 lượt hộ cận nghèo được vay vốn tạo điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, giúp trên 10.425 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 415 lao động được tạo việc làm, trong đó, 33 người đi xuất khẩu lao động; hơn 252 lượt học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; đầu tư xây dựng 8.228 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; trợ giúp 809 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố... Chất lượng tín dụng được kiểm soát, duy trì trong giới hạn cho phép; có 8/17 xã không có nợ quá hạn; công tác xử lý nợ rủi ro kịp thời cho các đối tượng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Chia sẻ về việc thực hiện các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi cho biết: Chúng tôi xác định đây là chính sách an sinh lớn, đặc biệt ý nghĩa với vùng miền núi dân tộc khó khăn như Đà Bắc. Kết quả sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền cho thấy, nếu như năm 2015 bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40, tổng dư nợ vốn chính sách trên địa bàn huyện trên 221 tỷ đồng, đến nay phát triển lên trên 380 tỷ đồng. Số lượng, chất lượng tín dụng chính sách nâng lên có nghĩa là người dân được tiếp cận vốn đầy đủ hơn, sử dụng vốn phát triển SX-KD hiệu quả, nhất là ý thức trả nợ để quay vòng vốn. Nhờ đó, 5 năm qua, huyện đã giảm được bình quân 5,5% hộ nghèo/năm, từ 51,75% năm 2015 còn 24,37%, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng, huyện có 6 xã đạt chuẩn NTM, không có xã nào dưới 10 tiêu chí.

Khi chính sách đi vào cuộc sống

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư đã nêu rõ: "Trong những năm qua, tín dụng CSXH do Ngân hàng CSXH thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển KT-XH theo định hướng XHCN”.

Hiện nay, toàn tỉnh có 151 Điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, hàng tháng giao dịch vào ngày cố định. 99% hoạt động giao dịch của Ngân hàng CSXH với người dân đã được thực hiện tại Điểm giao dịch xã giúp người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các chương trình ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, thông qua việc giao dịch tại xã nhằm tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH trong thực thi tín dụng chính sách, qua đó, nguồn vốn tín dụng ưu đãi kịp thời đến đúng đối tượng để phát triển SXKD, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội.

Đến hết tháng 6, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh đạt 3.319.277 triệu đồng, tăng 1.456.101 triệu đồng so với thời điểm chưa thực hiện Chỉ thị số 40, có 103.079 khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi tập trung một số chương trình như: hộ nghèo 878.824 triệu đồng, chiếm 26,5% tổng dư nợ; hộ cận nghèo 638.564 triệu đồng; NS&VSMT 482.941 triệu đồng; hộ SX-KD 546.657 triệu đồng; hộ mới thoát nghèo 281.922 triệu đồng... Chất lượng tín dụng được kiểm soát, duy trì ở mức thấp, nợ quá hạn đến ngày 30/6 là 3.856 triệu đồng, giảm 1.947 triệu đồng so với năm 2014, chiếm 0,12%; nợ khoanh 2.820 triệu đồng, chiếm 0,08%; 81/151 xã không có nợ quá hạn (chiếm 53,6%), chất lượng hoạt động tín dụng được nâng lên. Công tác xử lý nợ kịp thời cho các đối tượng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

 Có thể thấy, Chỉ thị số 40 thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống.

(Còn nữa)
 
Đinh Thắng

Các tin khác


Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Là phong trào thi đua yêu nước của nông dân, các cấp Hội Nông dân (HND) có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển phong trào thi đua SX-KD giỏi trong tình hình mới; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thực hiện bằng được lời dạy của Người: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm".
Bài 2 - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện, với tổng số cán bộ, hội viên nông dân trên 130.680 người, chiếm trên 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh, giai cấp nông dân ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM văn minh, hiện đại. Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh quan tâm, đặt thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bài 1 - Tạo động lực cho nông dân làm giàu

Chuyện về một ngôi làng giữa rừng Biều

(HBĐT) - Làng rừng bản Sưng, xã Cao Sơn hiện diện ở lưng chừng núi Biều, là của quý còn sót lại không chỉ của huyện Đà Bắc mà là của cả quốc gia, nhân loại…

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Muốn phát triển KT-XH một cách bền vững, nhất thiết phải dựa vào nguồn lực nội tại, đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tạo đột phá. Xác định rõ điều này, những năm gần đây, tỉnh đã tập trung gỡ "nút thắt” về thủ tục hành chính (TTHC) để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bài 2 - Tập trung cải cách hành chính để thu hút đầu tư

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Hòa Bình là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cũng là tỉnh thuộc ven Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trước thời cơ và thách thức, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để tạo sự bứt phá trên một số lĩnh vực, góp phần tạo nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH, để Hòa Bình sớm thoát khỏi ngưỡng "bình bình”. 
Bài 1 - Thắp sáng lộ trình giảm nghèo bền vững

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 2 - Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu
(HBĐT) - Lĩnh vực du lịch của tỉnh có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Để du lịch có bước phát triển mới mang tính đột phá, cần các giải pháp và chính sách đặc thù, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục