(HBĐT) - Hệ thống hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng đã giúp bộ mặt nhiều vùng quê trong tỉnh khởi sắc, tiến nhanh hơn trong hành trình xây dựng nông thôn mới. Những con đường mới đã đem đến không khí hân hoan để bà con vui Tết Độc lập.



Những năm gần đây, ở các vùng khó khăn, các cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện đã thay đổi diện mạo nông thôn trong tỉnh. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Mường Chiềng (Đà Bắc).

Vốn là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả thiết thực. Đến hết quý II/2020, toàn tỉnh có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 39 khu dân cư kiểu mẫu; 122 vườn mẫu; 54/131 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới, đạt tỷ lệ 41,22%; bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 15,03 tiêu chí/xã, toàn tỉnh không có xã dưới 10 tiêu chí nông thôn mới. Để đạt được những kết quả này, tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông ở các khu vực còn nhiều khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 50% xã đạt tiêu chí về đường giao thông nông thôn. Điều này đã tạo nguồn động lực để bà con ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao trong tỉnh từng bước chuyển mình trong hành trình xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Chúng tôi đã có nhiều dịp về các xã vùng cao của các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn... Chỉ so với 5 năm về trước, hiện nay, đời sống của bà con đã có nhiều chuyển biến khi đường giao thông đã, đang được đầu tư cứng hóa. Về xã Tân Minh (Đà Bắc) trong những ngày bà con hân hoan chuẩn bị đón Tết Độc lập, thấy được những tín hiệu đầy lạc quan về hành trình xây dựng nông thôn mới ở xã đặc biệt khó khăn này. Hơn 3 năm trước, xóm Diều Luông và nhiều xóm khác ở Tân Minh "ẩn mình” giữa núi đồi heo hút khi các con đường vào xóm còn nhiều trắc trở. Năm 2017, hơn 80 hộ dân xóm Diều Luông đã vỡ òa hạnh phúc, khi tuyến đường gập ghềnh ngày nào đã được cứng hóa thuận lợi. Có đường đẹp, Diều Luông thay đổi từng ngày.

Con đường làng được cứng hóa nên cảnh quan có phần "phố thị”, bản làng cũng sạch đẹp với không khí trong lành. Nhiều ngôi nhà xây đang mọc lên trong xóm, hàng quán cũng đã được mở, giúp bà con thuận tiện mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Bí thư chi bộ xóm Diều Luông Lường Văn Hưng chia sẻ: Trước đây, đường giao thông trắc trở, để vận chuyển vật liệu vào xây nhà gặp rất nhiều khó khăn, chi phí cũng đội lên nhiều lần. Từ khi đường thuận lợi, bà con phấn khởi lắm, kinh tế cũng có nhiều chuyển biến, nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố. Đường, điện thuận lợi nên các dịp lễ, Tết không khí cũng tươi vui. Tết Độc lập là dịp để nhà nhà sum họp, giáo dục truyền thống yêu nước và cùng nhau tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ý nghĩa.

Ngoài Diều Luông, đường đến trung tâm các xóm của xã Tân Minh cũng đã cơ bản được cứng hóa. Theo chia sẻ của đồng chí Xa Văn Thao, Bí thư Đảng ủy xã, nhờ đường giao thông cứng hóa, nhiều đoạn suối cắt ngang đường được xây cầu nên việc đi lại của người dân ngày càng thuận tiện. Việc tiêu thụ nông, lâm sản thuận lợi đã đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương, giúp bà con ngày càng khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế của một xã vùng cao. Đến nay, Tân Minh đã hoàn thành 10/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Có đường giao thông thuận lợi, người dân ở Tân Minh cũng đã nảy ra những ý tưởng mới như phát triển du lịch cộng đồng.

Không còn là ý tưởng như ở Tân Minh, xã vùng cao Tự Do của huyện Lạc Sơn đã và đang phát triển về du lịch cộng đồng. Những năm trước, con đường giao thông đầy trắc trở về Tự Do đã không "ngăn” được du khách gần xa về thưởng ngoạn danh thắng thác Mu. Còn nay, đường về Tự Do đã được cứng hóa thênh thang, làm động lực để thúc đẩy phát triển du lịch ở xã thuộc vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông này. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, ngoài Tết cổ truyền, từ lâu, Tết Độc lập đã trở thành ngày Tết quan trọng thứ hai của họ. Trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, bà con làm mâm cỗ để mời anh em, họ hàng, bạn bè, thậm chí còn mổ trâu, mổ bò để mừng Tết Độc lập. "Phong tục đón Tết Độc lập của bà con trên này rất ý nghĩa, họ coi đây là một dịp để đoàn viên, chúc tụng. Hôm nay nhà này làm cơm mời anh em đến, hôm sau nhà khác lại tổ chức, không khí rất vui vẻ, ấm cúng” - anh Chung, giáo viên công tác tại trường TH&THCS xã Tự Do chia sẻ. Ở vùng nào trong tỉnh tổ chức Tết Độc lập to nhất? Câu trả lời có lẽ là ở huyện Lạc Sơn. Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân đụng trâu, đụng bò, đụng lợn để mừng ngày Quốc khánh, không khí không thua kém ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ngày Tết Độc lập, các khu dân cư trong toàn tỉnh cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ, vàng đầy trang nghiêm của lá cờ đỏ sao vàng. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn nhiều khó khăn thì hình ảnh đó lại càng thêm ý nghĩa. Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và những nỗ lực của người dân, những con đường mới, nhịp sống mới đang hiện hữu đầy lạc quan ở những vùng đất khó.


Viết Đào


Các tin khác


Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Với người Mường Hòa Bình, chiêng giữ vị trí đặc biệt linh thiêng. Chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong lễ nghi, tín ngưỡng và suốt cuộc đời của mỗi người. Hội nào thiếu tiếng chiêng, hội đó không to. Tết nào vắng tiếng chiêng, Tết đấy không sung túc. Ngày vui đôi lứa mà không có cồng chiêng, ngày cưới mất vui. Người về với tổ tiên, ông bà có chiêng đưa tiễn... 
Bài 1 - Thăng trầm chiêng Mường

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách đầy tính nhân văn này. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền vào cuộc quan tâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy tín dụng chính sách đơm hoa kết trái ngọt. 

Bài 2 - Khơi thông dòng chảy tín dụng chính sách

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục