(HBĐT) - Theo Quyết định số 993/QĐ-UBND, ngày 15/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Mỗi chốt 13 đồng chí, gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Công an huyện, Cảnh sát cơ động, cán bộ ngành Y tế, Thanh tra giao thông.
Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt người tham gia giao thông tại chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình, thuộc địa phận xã Quang Tiến (TP Hòa Bình).
Theo đó, chốt số 1 trên quốc lộ 6, thuộc thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), giáp ranh với huyện Chương Mỹ (Hà Nội); chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc địa phận xã Quang Tiến (TP Hòa Bình), giáp ranh với huyện Thạch Thất (Hà Nội); chốt số 3 trên quốc lộ 6, thuộc huyện Mai Châu, giáp ranh với huyện Vân Hồ (Sơn La); chốt số 4 trên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã Liên Sơn (Lương Sơn), giáp ranh với huyện Chương Mỹ (Hà Nội); chốt số 5 trên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa.
Sáng 19/5, chúng tôi có mặt tại chốt số 2 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Đây là chốt quan trọng nhất, bởi lưu lượng phương tiện và lượng người qua lại đông giữa Hòa Bình với Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chốt được coi là "lá chắn” phòng ngừa dịch bệnh cho địa bàn tỉnh. Mặc dù trời nắng nóng nhưng lực lượng liên ngành phải làm việc liên tục kiểm soát xe vào địa bàn tỉnh. Các phương tiện giao thông đi qua chốt thực hiện đo thân nhiệt và, khai báo y tế. Việc bố trí điểm dừng phương tiện, đo thân nhiệt hợp lý nên không bị ùn tắc và đảm bảo khoảng các an toàn chống dịch. Phương tiện qua lại đều được cán bộ chốt ghi lại biển số xe, ngày, giờ qua chốt. Trung bình mỗi ngày, lượng xe qua chốt khoảng 2 nghìn lượt. Thiếu tá Bùi Thanh Hoàn, Đội CSGT đường bộ số 1 thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh) cho biết: Sau khi thành lập chốt, quân số của các đơn vị liên ngành luôn duy trì đúng số lượng, phân ca trực 24/24h. Các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân tạo điều kiện tối đa cho anh em hoàn thành nhiệm vụ như về phương tiện, chỗ nghỉ tạm, ăn uống… Do thời tiết nắng nóng nên công việc vất vả, anh em động viên nhau cố gắng khắc phục hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với những đơn vị quân số đông cán bộ, chiến sỹ phân công trực nhiều ca, anh em làm nhiệm vụ đỡ vất vả. Đơn vị ít người thì mỗi ca trực làm việc 12 tiếng liên tục. Qua những ngày đầu vận hành chốt, hầu hết người tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm, tạo điều kiện cho anh em làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số lái xe thiếu ý thức chúng tôi sẽ xử phạt nghiêm.
Qua trò chuyện với cán bộ, chiến sỹ làm việc tại chốt được biết, mặc dù còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt nhưng mọi người đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không để bỏ sót các trường hợp người và phương tiện vào địa bàn mà không khai báo y tế. Đồng chí Đinh Thị Bun, cán bộ y tế xã Quang Tiến cho biết: Trong những ngày này, trạm y tế xã có rất nhiều công việc liên quan đến công tác PCD như: Kiểm soát, truy vết, cách ly các trường hợp F1, F2, công tác chuyên môn hàng ngày… Từ khi thành lập chốt chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh cho địa bàn tỉnh. Do vậy, trạm luôn bố trí 2 người/ca đảm bảo đủ lực lượng phòng dịch. Sau khi đo thân nhiệt, phát hiện những trường hợp thân nhiệt cao, chúng tôi đề nghị lái xe xuống nghỉ ngơi và kiểm tra lại. Nếu thân nhiệt vẫn cao hoặc có các triệu trứng bất thường báo Trung tâm Y tế thành phố để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm.
Việc thành lập chốt kiểm soát phòng dịch không những ngăn ngừa mà còn xử lý kịp thời đối với những trường hợp có dấu hiệu của dịch bệnh, do đó, việc chấp hành, thực hiện các quy định khi qua chốt nhận được sự ủng hộ cao của người dân. Anh Lê Quang Khánh, một lái xe từ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Tôi quan sát thấy tất cả các phương tiện đều dừng lại nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt. Tuy mất chút thời gian nhưng đây là việc cần phải làm trong thời gian này để khoanh vùng dập dịch. Không chỉ phòng tránh, biết được tình trạng sức khỏe của mình mà còn đẩy lùi dịch bệnh cho cộng đồng.
Việt Lâm
(HBĐT) - Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, ngay sau khi Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành, BTV Huyện ủy Yên Thủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU, ngày 13/9/2016 về thực hiện Chỉ thị số 05. Huyện đã tổ chức học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác, trong đó chú trọng lựa chọn nội dung phù hợp, sát tình hình thực tế để đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành nhiệm vụ thường xuyên; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống người dân, dư luận Nhân dân quan tâm…
Bài 1 - Quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
(HBĐT) - Sau 2 năm tiến hành khảo sát, tổ chức hội thảo khoa học lịch sử, đầu năm 2019, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910” của UBND tỉnh và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa. Được biết, hiện TP Hòa Bình đã có kế hoạch đầu tư nhằm tôn tạo các điểm nhấn của "khu căn cứ” nói trên như: Khu mộ hai cụ Tổng Kiêm - Đốc Bang, nơi nghĩa quân tế cờ, chỉ dẫn khu căn cứ và chuẩn bị cho hội thảo khoa học lịch sử lần thứ hai, tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận khu di tích là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Cây lan đột biến 5 cánh trắng Hiển Oanh, 5 cánh trắng Phú Thọ cấy mô đang được rao bán trên mạng với mức giá chỉ từ 160.000 đồng/chai 20-25 cây.
Sốt đất, sốt vàng, sốt chứng khoán, tất cả đều quen thuộc với lịch sử kinh tế hàng trăm năm qua. Nhưng sốt lan đột biến thì sao?
(HBĐT) - Diện mạo huyện nông thôn mới (NTM) Lạc Thủy đang dần lộ diện, đó là sản phẩm mang tầm vóc lớn được hình thành từ những việc làm giản dị, đời thường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đi kèm với thành công đó là những thách thức không nhỏ trên con đường duy trì, phát triển các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại địa phương.
Bài 2 - Diện mạo mới - thách thức mới
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên (địa điểm tại đồi Chùa Khánh, thuộc địa bàn xã Thạch Yên) trong một ngày tháng 4 nắng vàng rực rỡ. Đồng chí Bùi Văn Thi, Chủ tịch UB MTTQ xã Thạch Yên phấn khởi giới thiệu: Năm 2020, hai xã Yên Lập và Yên Thượng được sáp nhập, lấy tên là xã Thạch Yên. Như vậy, sau 66 năm, cái tên "Thạch Yên” đã hồi sinh trên đất Cao Phong để tiếp tục nối dài truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng.