(HBĐT) - Xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là việc cần làm, nên làm để giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cuộc sống đương đại.


Màn tái hiện không gian lễ hội của các nghệ nhân xã Phong Phú (Tân Lạc).

Những nỗ lực để bảo tồn di sản văn hóa 

Nhằm lưu giữ và phát huy giá trị DSVHPVT, năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc kiểm kê DSVHPVT các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát, kiểm kê cho thấy, tỉnh có 786 DSVHPVT, trong đó có 2 DSVHPVT độc đáo nhất là mo Mường và chiêng Mường. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương cho phép tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học 2 DSVHPVT mo Mường và chiêng Mường. Xây dựng, từng bước áp dụng bộ chữ phiên âm tiếng Mường; xây dựng hồ sơ DSVHPVT mo Mường Hòa Bình, trình UNESCO công nhận là DSVHPVT tiêu biểu, cần bảo vệ khẩn cấp.

Tháng 3/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 623/QĐ-UBND về ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018 - 2030. Theo đó, giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện đề án. Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: "Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, Sở VH-TT&DL đã gấp rút chuẩn bị các phần việc để tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án. Kỳ vọng đặt ra là lưu giữ lại DSVHPVT các dân tộc để truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Một mặt, coi đó là phương tiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần tạo điều kiện, nền tảng thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh”.

Trên cơ sở tham mưu của ngành VH-TT&DL, tháng 6/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020 - 2030. Theo đó, đối tượng được bảo tồn gồm DSVHPVT tiêu biểu của 5 dân tộc thiểu số (DTTS) Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Phạm vi thực hiện trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh. Đề án có 4 dự án thành phần, gồm: Kiểm kê, sưu tầm và tư liệu hóa, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy và xây dựng cơ sở dữ liệu về DSVHPVT tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Mới đây, vào tháng 1/2021, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 32-KL/TU về việc lập hồ sơ di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp. 

Tạo "không gian sống” cho di sản văn hóa phi vật thể

Sớm xác định rõ DSVH là tài nguyên cho du lịch khai thác và du lịch góp phần quảng bá di sản, làm cho di sản sống trong cộng đồng nên một trong những hướng đi đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh là kết hợp bảo tồn, phát huy DSVH và phát triển du lịch. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh lần thứ nhất, năm 2019, chương trình không gian trưng bày và trình diễn DSVH tiêu biểu các dân tộc tỉnh được tổ chức tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), với sự tham gia của trên 100 nghệ nhân đại diện cho 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh, gồm: Mường, Tày, Thái, Dao, Mông. Bên cạnh đó, không gian còn trưng bày hàng trăm bức ảnh ghi lại nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 

Sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình tại Hà Nội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 22 - 24/1/2021) tại không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã tạo ấn tượng sắc nét trong lòng người dân Thủ đô, với màn diễu hành biểu diễn nghệ thuật chiêng Mường của 100 nghệ nhân. Ngày hội còn trình diễn một số trò chơi dân gian các dân tộc như: Ném pao, ném còn, đánh mảng, kéo co, đẩy gậy... tạo không khí lễ hội văn hóa độc đáo, vui nhộn, hấp dẫn.

Để tạo "không gian sống” cho DSVHPVT, công tác phục dựng các lễ hội được quan tâm. Khuyến khích việc truyền dạy chữ Mường, nghệ thuật chiêng Mường; cách dựng nhà sàn dân tộc Mường truyền thống; nghệ thuật hát Thường rang, Bộ mẹng dân tộc Mường; lịch cổ dân tộc Mường và cách sử dụng; nghệ thuật hát khắp dân tộc Tày, dân tộc Thái; truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông; thành lập các câu lạc bộ văn hóa dân gian để gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngành Giáo dục cũng tích cực đưa dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian… vào trường học. Tất cả những nỗ lực đó nhằm giữ gìn hồn cốt văn hóa các dân tộc Hòa Bình, xứng danh là "miền đất sử thi”. 

  Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Chuyển biến tích cực sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05


(HBĐT) - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các chi, Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các chương trình hành động đề ra gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tham gia phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Yên Thủy giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 7,84%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng 69,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,9%. Huyện đạt 5/10 xã nông thôn mới (NTM).
Bài 2 - Hiệu quả thiết thực từ việc học và làm theo Bác Hồ 

Huyện Yên Thủy: Chuyển biến tích cực sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05

 (HBĐT) - Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, ngay sau khi Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành, BTV Huyện ủy Yên Thủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU, ngày 13/9/2016 về thực hiện Chỉ thị số 05. Huyện đã tổ chức học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác, trong đó chú trọng lựa chọn nội dung phù hợp, sát tình hình thực tế để đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành nhiệm vụ thường xuyên; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống người dân, dư luận Nhân dân quan tâm…
Bài 1 - Quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Ấn tượng Côn Đảo

(HBĐT) - Sau 2 năm tiến hành khảo sát, tổ chức hội thảo khoa học lịch sử, đầu năm 2019, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910” của UBND tỉnh và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa. Được biết, hiện TP Hòa Bình đã có kế hoạch đầu tư nhằm tôn tạo các điểm nhấn của "khu căn cứ” nói trên như: Khu mộ hai cụ Tổng Kiêm - Đốc Bang, nơi nghĩa quân tế cờ, chỉ dẫn khu căn cứ và chuẩn bị cho hội thảo khoa học lịch sử lần thứ hai, tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận khu di tích là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Lan đột biến cấy mô giá rẻ như rau

Cây lan đột biến 5 cánh trắng Hiển Oanh, 5 cánh trắng Phú Thọ cấy mô đang được rao bán trên mạng với mức giá chỉ từ 160.000 đồng/chai 20-25 cây.

Sốt lan đột biến, giấc mộng "ôm lan đổi đời" và lời cảnh báo "bong bóng tulip" gần 400 năm trước

Sốt đất, sốt vàng, sốt chứng khoán, tất cả đều quen thuộc với lịch sử kinh tế hàng trăm năm qua. Nhưng sốt lan đột biến thì sao?

Những câu chuyện đời thường mang tầm vóc lớn

(HBĐT) - Diện mạo huyện nông thôn mới (NTM) Lạc Thủy đang dần lộ diện, đó là sản phẩm mang tầm vóc lớn được hình thành từ những việc làm giản dị, đời thường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đi kèm với thành công đó là những thách thức không nhỏ trên con đường duy trì, phát triển các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại địa phương.

Bài 2 - Diện mạo mới - thách thức mới

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục