(HBĐT) - Dưới điều kiện thời tiết nắng nóng gần 400C, nhiều người lao động vẫn phải vất vả, chật vật để mưu sinh. 

 


Những người làm nghề xe ôm thường xuyên làm việc giữa trời nóng oi bức tại Bến xe khách trung tâm TP Hoà Bình.

Từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt, nhiều hôm nhiệt độ lên đến 38 - 400C. Thậm chí, thời điểm giữa trưa, mặt đường nhựa có thể lên tới 500C. Dưới trời nắng và oi bức vẫn có nhiều người tần tảo mưu sinh. Chị Hà làm nghề bán hàng rong, hàng ngày, đẩy xe hàng đi rao bán mặc cho cái nóng hầm hập giữa chốn phố thị. Trò chuyện với chị được biết, trước đây, chị làm việc cho một công ty may ở huyện Lương Sơn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất công ty bị ảnh hưởng, chị Hà là một trong những công nhân bị cắt giảm. Sau khi mất việc, chị Hà phải làm nhiều nghề để kiếm sống, như rửa bát thuê, phụ hồ và giờ là đi bán hàng rong. Chị Hà chia sẻ: "Để có tiền cho con ăn học nên dù thời tiết khắc nghiệt đến mấy, vất vả đến thế nào cũng phải cố gắng vì con”. 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cửa hàng chuyển sang bán hàng online nên lượng công việc của các shiper nhiều hơn. Giữa trưa hè oi ả, hình ảnh những người ship hàng trở nên phổ biến trên các tuyến đường. Anh Trần Tiến Đạt (TP Hòa Bình) làm công việc ship hàng cho biết: "Đặc thù công việc khá vất vả, ai thuê ship đồ ăn hay ship hàng thì tôi nhận, thời gian làm việc không cố định. Đặc biệt là thời điểm giữa trưa nhu cầu khách cần ship đồ ăn rất nhiều. Nếu tôi không nhận thì có người khác nhận. Cũng vì miếng cơm manh áo nên dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt tôi vẫn đi ship hàng”. Theo anh Đạt chia sẻ, đã có những hôm anh đi ship hàng vào 13h và bị cảm nắng, đầu óc choáng váng, nôn liên tục.
Dưới cái nắng gay gắt, tại Bến xe trung tâm TP Hòa Bình, nhiều người làm nghề xe ôm vẫn đứng chờ khách. Ông Trương Ngọc Chăm, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), năm nay ngoài 60 tuổi nhưng vì muốn có thêm thu nhập phụ giúp gia đình nên vẫn duy trì chạy xe ôm. Ông chia sẻ: Nắng nóng cũng có nhiều anh em xe ôm nghỉ chạy, nhưng nếu nghỉ hết lại không có ai chở khách. Lúc không có khách thì đứng chỗ bóng cây, quán nước, đeo găng tay và mặc thêm áo chống nắng. Dù nắng nóng nhưng tôi vẫn nhận chở khách đi quãng đường khá xa như về Yên Mông, Phú Thọ hay Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc. Khi đi phải mang theo nước uống, đeo găng tay dài, mặc thêm áo bảo hộ dày để đỡ nóng bỏng rát da. Vậy mà sau khi trả khách quay về, mặt và tay vẫn rám nắng và đen đi trông thấy. Có hôm quên áo chống nắng không kịp về lấy có khách gọi cũng đi ngay. 

Ngoài những người làm các việc kể trên, thời điểm nắng nóng, công việc của những người thợ điện trở nên vất vả hơn bao giờ hết. Khối lượng việc tăng gấp đôi, gấp ba bình thường khiến họ phải chạy đua với thời gian, làm việc xuyên trưa dưới nắng để kịp tiến độ công việc. Anh Nguyễn Hưng là thợ điện hơn chục năm nay chia sẻ: Các sự cố về điện mùa nắng nóng hầu như năm nào cũng xảy ra bởi nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vì thế, tình trạng đầy tải và quá tải lưới điện luôn thường trực, đe dọa sự an toàn, ổn định vận hành hệ thống điện. Mỗi khi xảy ra sự cố, chúng tôi đều cố gắng không quản mưa nắng hay ngày đêm làm việc liên tục không nghỉ ngơi. Là người ngành điện, cũng là khách hàng sử dụng điện nên tôi hiểu sự khó chịu của người dân khi mất điện giữa thời tiết nóng nực. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng để có thể cấp điện trở lại cho người dân nhanh nhất. 

Giữa trưa nắng gắt đỉnh điểm, những người thợ điện vẫn luôn túc trực sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào. Họ không quản ngại khó khăn, vất vả, cheo leo trên những cột điện khắc phục sự cố. Mồ hôi ướt đẫm lưng, khuôn mặt ai nấy rám cháy, đen sạm vì nắng gắt. Thời tiết khắc nghiệt là thế nhưng những người dân lao động vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, cố gắng, nỗ lực vì cuộc sống mưu sinh của họ cũng như vì cộng đồng, xã hội.


Mai Anh (TTV)

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục