(HBĐT) - Dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn, vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém cản trở, thách thức sự phát triển của tỉnh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Cải cách hành chính (CCHC) chậm chuyển biến, môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh nằm ở tốp trung bình hoặc thấp. Hòa Bình chưa nhiều doanh nghiệp (DN) lớn. DN gặp nhiều khó khăn trong triển khai dự án - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nêu rõ.

Bài 2 - Nhìn thẳng, nhận diện yếu kém, cản trở sự phát triển





 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đến giao dịch.


Thực tế, cũng như khảo sát, đánh giá, cảm nhận của các DN dân doanh những năm vừa qua, môi trường kinh doanh của tỉnh chưa hấp dẫn, năng lực cạnh tranh so với nhiều địa phương trong khu vực còn khoảng cách lớn. Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hà Văn Thắng cho rằng: Cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, tài nguyên - môi trường của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư. Các quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chưa đồng bộ, toàn diện, chưa có tầm nhìn chiến lược, gây rất nhiều khó khăn cho thực hiện dự án đầu tư. Việc giải phóng mặt bằng (GPMB), chuẩn bị mặt bằng cho các dự án đầu tư kể cả trong ngân sách và ngoài ngân sách chậm tiến độ. Từ chủ trương đến hiện thực, các chỉ đạo về cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN và các thành phần kinh tế phát triển còn một khoảng cách dài.

 Đánh giá những yếu kém, thách thức cần giải quyết để tạo sự phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Với đặc thù là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, dù tiếp giáp với Thủ đô và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, nhưng Hòa Bình có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74%, địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại chưa thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, chế biến sâu rất ít. Sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 0,34%, hạ tầng công nghiệp được quy hoạch chưa tốt, chưa được đầu tư đồng bộ, giá thuê hạ tầng không cạnh tranh so với các tỉnh, thành phố trong khu vực, rất khó để thu hút các dự án lớn, có giá trị gia tăng cao, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Dù một số lĩnh vực đã có khởi sắc, tuy nhiên, tỉnh chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn thực hiện các dự án sản phẩm tốt, chất lượng cao, thu hút được du khách ở lại dài ngày.

Thực tế, quy mô nền kinh tế dù đã khởi sắc nhưng còn rất khiêm tốn khi so với những địa phương khác. Thu ngân sách của tỉnh trông chủ yếu vào nhà máy thủy điện Hòa Bình, như nhiều người vẫn bảo thủy điện "vui”, nhiều nước thì ngân sách khá, thủy điện "buồn", nước ít, ngân sách tỉnh chao đảo. Các DN của tỉnh chủ yếu là DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động tập trung ở lĩnh vực xây lắp, nguồn thu từ nội lực nền kinh tế cũng không cao. Bên cạnh đó, GPMB còn vướng mắc, chậm được tháo gỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng hấp thụ các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng KT-XH. Toàn tỉnh có 284 dự án đầu tư chưa hoàn thành, trong đó, 211 dự án đang thực hiện thủ tục đất đai, 98 dự án chậm triển khai thực hiện do vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, GPMB.

BCH, BTV Tỉnh ủy đã nghiêm túc nêu lên những yếu kém, đó là: Chất lượng công vụ một số ngành, địa phương chưa cao. Lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa sâu sát trong công việc, chưa kiên trì thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có việc chưa nghiêm. Hòa Bình ở gần Thủ đô, tiếp giáp với Thủ đô, nhưng hạ tầng KT-XH, nhất là giao thông nói chung còn yếu và thiếu, ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh…

PGS, tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hòa Bình tiếp giáp với Hà Nội và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô là lợi thế, nhưng cũng là thách thức cho sự phát triển mạnh mẽ. Muốn phát triển, trước hết từ lãnh đạo đến mỗi cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị, địa phương phải có khát vọng phát triển, nhiều khi phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, tập trung khắc phục sự trì trệ, không chịu đổi mới và không muốn đổi mới; phải có trách nhiệm và những hành động, việc làm cụ thể tạo thuận lợi tối đa, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng đến sự hài lòng của DN và người dân. Đối với định hướng cũng như giải pháp cần đặc biệt quan tâm đến các khâu đột phá chiến lược theo hướng riêng có, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng đi vào thực chất, hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng tới kỹ năng người lao động; huy động các nguồn lực, phát triển các vùng động lực kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin, hạ tầng công nghệ số, phát triển đô thị, dịch vụ; cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh. Đặc biệt, phải thu hút được các tập đoàn mạnh, doanh nghiệp lớn về đầu tư phát triển du lịch, đô thị, dịch vụ, công nghiệp theo quy hoạch gắn với phát triển môi trường bền vững; phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ chất lượng cao… Đảng bộ tỉnh đã nhận thức sâu sắc thực tế, thách thức cần giải quyết, đang có những khởi động tập trung giải quyết những nút thắt cản trở sự phát triển, tạo ra bứt phá mới trong những năm tới.

Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH tại nhiều cuộc họp, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Công việc chuyển biến chậm, chưa được như mong muốn kỳ vọng. Nhắc lại những "điểm nghẽn” ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh hiện nay là vướng mắc về GPMB và CCHC, chất lượng thực thi công vụ. Sốt ruột khi tỉnh chưa có được những dự án đầu tư lớn có tác động lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế bền vững, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao của cán bộ, công chức, gắn với cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cản trở, ách tắc trong CCHC, GPMB, thu hút đầu tư. Cán bộ năng lực yếu phải xử lý; cán bộ tranh thủ trục lợi, cản trở môi trường đầu tư cũng phải xử lý nghiêm, đặc biệt phải khắc phục ngay tình trạng thành tích là của tôi, trách nhiệm không của ai. Chỉ khi có khát khao phát triển, mạnh mẽ vươn lên, chỉ khi ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức được đề cao, vì cái chung, vì sự phát triển của tỉnh, hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến thực chất trong CCHC, giải quyết những vướng mắc về mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, Hòa Bình mới có cơ hội bứt phá mạnh mẽ.(Còn nữa)


Lê Chung

Các tin khác


Tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Với kết quả tăng 4 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), từ vị trí thứ 48/63 tỉnh, thành phố năm 2019 lên vị trí thứ 44/63 năm 2020, bước đầu tỉnh đã đạt chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Tuy nhiên, nhìn vào dư địa phát triển, tiềm năng và không gian cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thì vị trí này còn khiêm tốn, nhất là điểm số PCI chưa được cải thiện, còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết.

Bài 2 - Thẳng thắn nhận diện, đối mặt với hạn chế

Tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Từ năm 2020 đến nay, cả hệ thống chính trị phải gồng mình thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH. Là quãng thời gian cộng đồng doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch bệnh tác động tiêu cực, trực tiếp đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Cầu thị lắng nghe "tiếng lòng" của DN; quyết liệt chỉ đạo khắc phục hạn chế, yếu kém; trăn trở tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã, đang được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương rốt ráo thực hiện với khát vọng đưa tỉnh Hòa Bình trở thành điểm đến tin cậy của DN, nhà đầu tư (NĐT).

Bài 1 - Nỗ lực nâng cấp môi trường đầu tư

"Đánh thức" du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Kể từ sau tái lập tỉnh, ngành du lịch đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển. Hoạt động du lịch ngày càng thể hiện hiệu quả KT-XH rõ nét, góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường... Đồng thời, khai thác tốt lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, đổi mới tư duy, sáng tạo cách làm.

Bài 2 - Bức tranh kinh tế du lịch

"Đánh thức" du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng, từ cánh rừng nguyên sinh, hang động kỳ vĩ, hồ nước thơ mộng đến thác đổ, ruộng bậc thang, đèo dốc quanh co. Nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc được ví như "miền đất sử thi" cùng kho tàng sử thi, truyện thơ, huyền thoại, mái nhà sàn truyền thống, tập quán hiếu khách... Du lịch Hòa Bình đang được "đánh thức" nhờ vào những tiềm năng, lợi thế, những sắc màu đa dạng, quý giá này.

Bài 1 - Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa

Mường Động trước cơ hội bứt phá

(HBĐT) - Cán bộ và Nhân dân quê hương Mường Động (Kim Bôi) đang triển khai những hành động cụ thể, huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề về quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư khai thác tốt lợi thế, phát triển theo định hướng du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp gắn kết với thị trường, cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân.

Tưng bừng Ngày hội non sông - lá phiếu gửi trọn niềm tin 

(HBĐT) - Hòa chung không khí của ngày hội non sông - ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đúng 7h, Chủ nhật 23/5, gần 64 vạn cử tri tỉnh ta náo nức thực hiện quyền bầu cử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục