(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập là sự kiện đặc biệt trong lịch sử phát triển của tỉnh và TP Hòa Bình. Thị xã Hòa Bình chính thức là trung tâm tỉnh lỵ. Nhân dân và cán bộ phấn khởi, vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, ra sức thi đua đạt những thành quả quan trọng, tạo nên những dấu ấn đậm nét với vị thế là "trái tim” của tỉnh.

Bài 1 - Những dấu ấn đậm nét sau tái lập tỉnh



Một góc thành phố Hòa Bình nhìn từ trên cao.


Từ một thị xã nghèo

Phấn khởi trở thành tỉnh lỵ mới sau chia tách tỉnh, thị xã Hòa Bình khẩn trương bắt tay vào hoạt động. Tuy nhiên, bước khởi đầu gặp muôn vàn khó khăn, vì khi đó Hòa Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, thị xã cũng chung cảnh nghèo. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc trên địa bàn thị xã giao lại cho các cơ quan tỉnh. Đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo chủ chốt càng khó khăn, xáo trộn do bổ sung, điều chuyển cho các cơ quan tỉnh. Nạn đói vẫn diễn ra trầm trọng; số hộ nghèo đói ở nông thôn chiếm tới 60%. Sản xuất nông nghiệp bấp bênh; vùng hạ lưu thủy điện Hòa Bình thường xuyên ngập lụt trong mùa lũ. Cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nghèo nàn, lạc hậu. Chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa có doanh nghiệp tư nhân nào hoạt động. Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII, vòng 2 (từ ngày 25 - 28/12/1991) đánh giá: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thị xã lần thứ XVI, lương thực đạt 4.000 tấn; đàn lợn 13.000 con, chưa đạt kế hoạch. TTCN thực hiện 57 triệu đồng; thu ngân sách đề ra 1,9 - 2 tỷ đồng mới cơ bản đạt… Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra nhiều mặt chưa làm được: Sản xuất nhìn chung phát triển chậm, nhiều tiềm năng chưa được khai thác, thu chưa đủ chi, kinh tế tập thể giảm sút. Quan hệ sản xuất có những mặt chưa phù hợp, chậm củng cố. Tiền vốn còn nghèo, trình độ KH-CN thấp kém. Cán bộ thiếu kiến thức về quản lý kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lao động thiếu việc làm ngày càng nhiều, đời sống Nhân dân khó khăn, một bộ phận cư dân nghèo đói... 

Nguyên Chủ tịch UBND xã Thịnh Lang Nguyễn Thị Chúc (nay là phường Thịnh Lang) chia sẻ: Thời kỳ 1986 - 1991 cam go nhất. Kinh tế lúc này sa sút; nhiều chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV, XVI không đạt. Dân thị xã nhưng nhà nào có cơm độn ngô, sắn là may, có hộ vẫn đứt bữa; quần áo vá chằng vá đụp. Muốn sang sông mà cách trở đò giang, cầu phao bập bềnh như chính cuộc sống… 

Cùng với khó khăn về kinh tế, năm 1991, khi hệ thống XHCN ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, trong khi thế lực thù địch chĩa mũi nhọn, nguy cơ ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Song, với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên định, truyền thống cách mạng kiên cường và niềm vui trở thành tỉnh lỵ đã giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân vượt qua thử thách, vững tin vào con đường Đảng, Bác Hồ đã chọn, làm việc năng động, hiệu quả hơn để tiến hành công cuộc đổi mới với vị thế mới. Địa phương, người dân thị xã dù nghèo nhưng sẵn sàng hy sinh tài sản, quyền lợi, đóng góp toàn diện phục vụ công trình thế kỷ Thủy điện Hòa Bình hoàn thành. Đó là đóng góp đáng trân trọng, vô giá, góp sức đem lại dòng điện, mở ra "cánh cửa” tương lai tươi sáng và nay là nguồn thu NSNN chính của tỉnh. 

Đến thành phố khang trang bên sông Đà  

Trước tình hình khó khăn sau tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền thị xã đã có nhiều quyết sách quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong nhận thức, tư duy định hướng phát triển KT-XH. NQĐH Đảng bộ thị xã lần thứ XVII (tháng 12/1991) xác định cơ cấu kinh tế là: Nông - lâm nghiệp, CN-TTCN, thương mại, du lịch. Đại hội cấp cơ sở cũng thể hiện quyết tâm đổi mới. Các tuyến đê quanh thị xã và công trình thủy lợi quan trọng được xây dựng, tôn tạo. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, thay đổi hẳn tập quán canh tác cũ. Từ đó, nông nghiệp có đột phá căn bản. Năm 1993, sản lượng lương thực bình quân tăng lên 362 kg/người, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra cho năm 1995 (năm 1991 là 180 kg). Trồng trọt, chăn nuôi bắt đầu phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa.
Từng bước ổn định sản xuất và giải quyết vấn đề lương thực, đến hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (tháng 4/1994), thị xã đã điều chỉnh cơ cấu kinh tế sang: CN-TTCN, thương mại, dịch vụ, nông - lâm nghiệp. BTV Tỉnh ủy đã nhấn mạnh "Thị xã Hòa Bình phải là bộ mặt của tỉnh”. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, thị xã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế, đón bắt thời cơ, mở ra hướng phát triển kinh tế toàn diện. Khuyến khích phát triển CN-TTCN, các cá nhân, tập thể mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm mới; giảm hoặc miễn thuế khi sản xuất chưa ổn định; củng cố quan hệ sản xuất. Khắc phục cho được tư tưởng giản đơn trong sản xuất, trông chờ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới… "Luồng gió mới” từ tư duy đổi mới đã tạo ra những thành quả mới. Hàng loạt chợ như Phương Lâm, Tân Thịnh, Thái Bình được nâng cấp, xây dựng. Số hộ kinh doanh tăng nhanh, đến năm 1995 có 1.789 hộ. Thu NSNN tăng liên tục qua các năm, năm 1992 là 5,72 tỷ đồng, đến năm 1995 đạt 9,125 tỷ đồng... 

Tại các kỳ đại hội Đảng tiếp theo, thị xã đề ra mục tiêu, định hướng, giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn và giành nhiều thành quả. Đến năm 2005, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống 0,75% (tiêu chuẩn cũ); tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới 4%. Hàng loạt công trình, dự án giao thông được triển khai xây dựng, nâng tầm vóc đô thị như đường Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu... Cầu Hòa Bình nối đôi bờ thị xã hiện thực hóa giấc mơ bao đời của Nhân dân, chấm dứt cảnh bập bềnh qua sông, là một điểm tựa quan trọng cho thị xã cất cánh. Với nỗ lực không ngừng, ngày 27/10/2006, thị xã đã tạo dấu ấn khi chính thức được công nhận là TP Hòa Bình, đô thị loại III trực thuộc tỉnh với 8 phường, 6 xã. Lĩnh vực văn hóa cũng phát triển vượt bậc; nổi bật năm 2011, TP Hòa Bình là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. 

Trên nền tảng đó, thành phố không ngừng tăng tốc. Thành ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác phát triển đô thị. Những công trình làm thay đổi diện mạo đô thị tiếp tục được triển khai như: đại lộ Thịnh Lang, đường Chi Lăng kéo dài, biểu tượng TP Hòa Bình… Quảng trường Hòa Bình tạo điểm nhấn không gian đô thị. Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình "mở cánh cửa” thuận lợi kết nối Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vỉa hè, đường phố được chỉnh trang; hệ thống điện, cấp nước được cải tạo, sửa chữa đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. 

Thành phố đã "thay áo mới”. Đến năm 2019, thu NSNN đạt 452 tỷ đồng. Kinh tế tư nhân phát triển trên 700 doanh nghiệp và trên 6.000 hộ kinh doanh; 102 dự án được cấp phép đầu tư. Năm 2018, thành phố tiếp tục tạo dấu ấn, là đơn vị đầu tiên trong tỉnh và vùng Tây Bắc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trước kế hoạch 2 năm. Đô thị trung tâm tỉnh ngày càng khang trang nhưng vẫn đậm bản sắc; tiếng chiêng Mường vẫn ngân vang giữa ánh điện lung linh. Những chủ nhân của đô thị bên sông Đà tự hào bởi dòng sông vẫn uốn lượn qua thành phố nhưng giờ đây sắc diện đôi bờ đã đổi thay, bừng lên sức sống mới. Thong dong thưởng ngoạn sơn thủy hữu tình trên đê Đà Giang êm thuận, ông Nguyễn Văn Chiến, phường Phương Lâm cảm thán: Thành phố đổi thay như một thước phim! Ba cây cầu sừng sững qua sông. Hạ tầng, nhà cửa, siêu thị, trung tâm thương mại to đẹp, hiện đại. Cảnh nghèo giờ đã thẳm sâu trong miền ký ức. Ngỡ mà như thực như mơ!

(Còn nữa) 

Cẩm Lệ

Các tin khác


Hòa Bình - khát vọng phát triển

(HBĐT) - Những năm đầu tách tỉnh, các địa phương khác khó khăn một thì Hòa Bình khó khăn mười và được xem là địa phương mờ nhạt  trên "bản đồ” của tư duy, ít được biết đến. Cơ sở vật chất hầu nhưng chưa có gì; dân trí, đời sống cán bộ, Nhân dân thấp. Người dân thiếu ăn và "đói” cả hưởng thụ những  giá trị tinh thần.

Bài 1 - Những "lát cắt” giã từ khó khăn

Lặng thầm nghề làm việc "trên trời"

(HBĐT) - "Có những ngày vắt vẻo trên đường dây từ 4h đến tận 22h. Ăn cơm trưa, cơm tối ở luôn trên cột điện. Nói chung, nghề này vất vả, bất chấp thời tiết nắng mưa, khi có sự cố là anh em lên đường”. Đó là những lời chia sẻ của ông Đặng Xuân Quang, người đã có gần 20 năm gắn bó với công việc mà nhiều người ví von là làm việc "trên trời".

Quỳnh Lâm xưa và nay

(HBĐT) - Phường mới Quỳnh Lâm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của xã Sủ Ngòi đang đứng trước những cơ hội rất lớn để phát triển, vươn lên mạnh mẽ, trở thành nơi đáng sống bậc nhất của TP Hòa Bình.

Tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hoạt động SX-KD có hiệu quả; tập trung thu hút các DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đó là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh đã đặt ra. Mục tiêu cụ thể theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đề ra trong năm 2021 là: Phấn đấu cải thiện, tăng chỉ số xếp hạng tối thiểu 3 bậc so với năm 2020. Các chỉ số thành phần được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng, trong đó thứ hạng của các chỉ số thành phần phấn đấu tăng tối thiểu 3 bậc so với năm 2020.

 Bài 3 - Hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

Tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Với kết quả tăng 4 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), từ vị trí thứ 48/63 tỉnh, thành phố năm 2019 lên vị trí thứ 44/63 năm 2020, bước đầu tỉnh đã đạt chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Tuy nhiên, nhìn vào dư địa phát triển, tiềm năng và không gian cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thì vị trí này còn khiêm tốn, nhất là điểm số PCI chưa được cải thiện, còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết.

Bài 2 - Thẳng thắn nhận diện, đối mặt với hạn chế

Tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Từ năm 2020 đến nay, cả hệ thống chính trị phải gồng mình thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH. Là quãng thời gian cộng đồng doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch bệnh tác động tiêu cực, trực tiếp đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Cầu thị lắng nghe "tiếng lòng" của DN; quyết liệt chỉ đạo khắc phục hạn chế, yếu kém; trăn trở tìm sự chuyển động ấn tượng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã, đang được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương rốt ráo thực hiện với khát vọng đưa tỉnh Hòa Bình trở thành điểm đến tin cậy của DN, nhà đầu tư (NĐT).

Bài 1 - Nỗ lực nâng cấp môi trường đầu tư

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục