(HBĐT) - Để thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững. BCH, BTV Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện 4 khâu đột phá chiến lược về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện giải pháp cụ thể giải quyết những nút thắt cản trở sự phát triển, nhất là cải cách hành chính (CCHC), giải phóng mặt bằng (GPMB), huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư có năng lực triển khai khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự tăng tốc về kinh tế bền vững.

Bài 3 - Truyền lửa đổi mới - quyết  liệt hành động




Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khảo sát truyến đường lên đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) ngày 1/4/2021.

Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động (CTHĐ) cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, tập trung giải quyết những khó khăn, nút thắt cản trở sự phát triển, tạo sự bứt phá mạnh mẽ về KT-XH. Thời gian qua ghi nhận sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của BCH, BTV Tỉnh ủy để thực hiện mục tiêu NQĐH Đảng bộ các cấp. 

Các khâu đột phá của tỉnh đang được khẩn trương thực hiện. Về công tác quy hoạch, lần đầu tiên tỉnh khởi động quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, Thường trực Tỉnh ủy phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, từng thành viên Ban chỉ đạo đôn đốc các sở, ngành, địa phương phối hợp tốt với đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch tỉnh bảo đảm tiến độ, đáp ứng yêu cầu của Luật Quy hoạch. Trên cơ sở đó trình Chính phủ phê duyệt làm căn cứ để quản lý quy hoạch, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ; phát triển nông nghiệp cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ Thủ đô Hà Nội...

Thường trực Tỉnh ủy cũng tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục điểm nghẽn cản trở sự phát triển của tỉnh là CCHC và GPMB. Theo đó, chỉ đạo cấp ủy các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy trách nhiệm người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, tập trung vào CCHC, GPMB, thu hút đầu tư… Đặc biệt, thực hiện chủ trương không để cán bộ, công chức (CB, CC) từ cấp phó phòng trở lên giữ chức vụ quá lâu ở một vị trí công tác, hướng tới mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao của CB, CC, gắn với cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những CB, CC, nhất là người đứng đầu cản trở, ách tắc trong CCHC, GPMB, thu hút đầu tư.

Cùng với đó, Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp CCHC theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặt mục tiêu cắt bớt thủ tục hành chính (TTHC) tối thiểu 30%, cấp phép cho dự án đến khi khởi công trong vòng 1 năm, thay vì 3 năm như hiện tại. Khắc phục thời gian giải quyết các TTHC, giảm bớt văn bản giấy tờ, tổ chức họp khi giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư để khắc phục việc doanh nghiệp, nhà đầu tư được nhiều cơ quan mời họp, hoặc nhiều văn bản lấy ý kiến giữa các cơ quan Nhà nước, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết TTHC; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những CB, CC, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, lợi dụng vị trí, chức vụ để trục lợi (đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, đầu tư, khoáng sản).

Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo các ngành chức năng sớm hoàn thiện, ban hành quy chế GPMB, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, phát huy vai trò của chính quyền các cấp; thực hiện công khai chính sách đền bù, GPMB, tái định cư, quan tâm bảo đảm sinh kế bền vững của người dân; xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, quyết tâm triển khai dự án theo quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh… Cùng với đó, tỉnh đã làm việc với các cơ quan T.Ư, các đối tác, nhà đầu tư thực hiện những dự án hạ tầng quan trọng như: Mở rộng gấp đôi tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; mở tuyến đường từ đầu TP Hòa Bình đi huyện Kim Bôi để khai thác tiềm năng du lịch Kim Bôi. Đặc biệt, tỉnh cùng với tỉnh Sơn La quyết tâm thực hiện tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, hạ tầng phát triển công nghiệp, du lịch để thu hút đầu tư…

Với sự đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã từng bước tạo ra sự chuyển động trong hệ thống cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện các mục tiêu NQĐH Đảng. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã xây dựng các nghị quyết, CTHĐ cụ thể, khắc phục tình trạng giao việc chung chung, thực hiện kiểm tra, đôn đốc, lấy việc thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết để đánh giá năng lực tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
Là vùng lõm không có nhiều lợi thế như các địa phương khác, Đảng bộ huyện Lạc Sơn đổi mới công tác cán bộ, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, huy động hệ thống chính trị vào cuộc làm tốt công tác GPMB dự án trọng điểm hồ chứa nước Cánh Tạng, hình thành tư duy, cách làm mới về chuẩn bị quỹ đất sạch thu hút đầu tư, được doanh nghiệp tin tưởng, quyết tâm triển khai các dự án lớn. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Lịnh cho biết: BTV Huyện ủy đã thành lập tổ công tác tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc, kể cả về cán bộ cũng xử lý nghiêm, tăng cường nắm bắt thông tin, diễn biến tư tưởng của cán bộ và Nhân dân, kịp thời xử lý nhà đầu tư ôm, mua đất để trục lợi, nhường đất cho nhà đầu tư có năng lực triển khai dự án thật. Theo đó, một số nhà đầu tư quyết tâm mở rộng dự án, quyết tâm khởi công dự án trong năm 2021.
Với sự hành động cụ thể của tỉnh, thời gian qua đã ghi nhận một "làn sóng” các nhà đầu tư lớn đến đề xuất, làm việc, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư theo định hướng phát triển xanh, bền vững của tỉnh, có thể kể đến những tập đoàn như: TH True Milk, Sun Group, FLC, may Hồ Gươm…

Với tinh thần và khát vọng đổi mới, cấp ủy, chính quyền các cấp đang thực hiện những giải pháp khắc phục những yếu kém, cản trở sự phát triển, thiết thực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, đô thị, du lịch sinh thái, chắc chắn sẽ mở ra những bứt phá mới cho kinh tế của tỉnh Hòa Bình trong tương lai.


Lê Chung

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục