Thực hiện quy chế dân chủ ở cở sở - Động lực phát triển bền vững
Thứ tư, 28/7/2021 | 9:09:27 Sáng
(HBĐT) - Từ việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung quy chế dân chủ (QCDC) theo phương châm dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận cao trong tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bài 1: Phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) kịp thời phổ biến các chủ trương, chính sách đến người dân trên địa bàn.
Quyết liệt chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ
Đồng chí Đinh Thị Thủy, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, kế hoạch, chỉ thị của T.Ư về QCDC cơ sở. 100% các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và Đảng ủy các xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, hoạt động đi vào nền nếp, có hiệu quả. 100% cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn đã đưa nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở thành tiêu chí bình xét thi đua hàng năm đối với tổ chức Đảng và đảng viên. 100% xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) với Nhân dân theo Quyết định số 232-QĐ/TU và Quyết định số 367-QĐ/TU. 100% cơ quan, đơn vị ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân; công khai lịch tiếp công dân, công khai số điện thoại tiếp nhận, giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân.
Tạo đồng thuận thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, cơ quan, đơn vị
Căn cứ đặc điểm tình hình địa phương, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện, qua đó phát huy dân chủ và quyền tự chủ của Nhân dân, tạo đồng thuận cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã, đang là bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác chỉ đạo thành công nhiệm vụ dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) ở huyện Yên Thủy. Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Huyện đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia, chỉ đạo sâu sát, công tâm và có trách nhiệm, thực hiện đúng nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của người dân, thực hiện toàn diện phong trào DĐ, ĐT. Tất cả quy trình thực hiện đều được công khai cho người dân được biết, nhất là tổ chức bốc thăm ô, thửa ruộng bảo đảm khách quan, công tâm. Từ thực tiễn đồng ruộng manh mún, trung bình mỗi hộ có từ 3.000 - 5.000 m2 đất trồng cây hàng năm nhưng lại chia thành 8 - 12 thửa đất, cá biệt có hộ tới 30 thửa, khó khăn cho đầu tư sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao, hệ thống thủy lợi, giao thông nhỏ hẹp hoặc chưa được đầu tư. Đến nay, đồng ruộng Yên Thủy khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm 65%, mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 3 thửa, hình thành những cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho nông dân. 100% diện tích đất đã dồn đổi được cơ giới hóa. Chi phí sản xuất giảm 10 triệu đồng/ha/năm.
Theo đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện, trong quá trình chỉ đạo phải sâu sát và phù hợp thực tế, có cơ chế giám sát, kiểm soát để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đôn đốc thực hiện. Đặc biệt đề cao vai trò, sự nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của chi bộ, ban quản lý, các đoàn thể xóm, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên. Từ thành công này, huyện tiếp tục có những kinh nghiệm quý báu phát huy QCDC để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị, cơ quan, đơn vị vững mạnh, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp.
Phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) cũng đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị từ việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Phó Bí thư TT Đảng ủy phường Triệu Sinh Mừng cho biết: Các nội dung thực hiện QCDC được lồng ghép trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Các kế hoạch phát triển KT-XH, chủ trương, đề án, dự án đầu tư đều được công khai đến người dân, có sự tham gia giám sát của người dân. Hàng năm, phường xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội nghị TX, ĐT giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, thực hiện nghiêm túc QCDC ở cơ sở trong hoạt động quản lý, điều hành, phát triển KT-XH địa phương. Từ đó chỉ đạo tốt việc sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hướng dẫn của cấp trên. Đại hội Đảng bộ phường lần thứ II tổ chức thành công, bộ máy đi vào hoạt động hiệu quả. Nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện cho các dự án triển khai trên địa bàn bảo đảm tiến độ. Năm 2020, Đảng bộ phường hoàn thành và hoàn thành vượt 100% chỉ tiêu nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người đạt 71 triệu đồng. Hộ nghèo giảm còn 1,4%. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng thuận tham gia xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy: Các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị. Việc thực QCDC ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, công khai, minh bạch, lấy ý kiến Nhân dân, đặc biệt là việc triển khai các chương trình, dự án góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cải thiện tốt hơn chất lượng sống của người dân. Bộ máy cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức gần dân, sát dân hơn và làm việc hiệu quả hơn. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới phương thức hoạt động, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện và giám sát, phản biện việc thực hiện các chủ trương, chính sách ở cơ sở. Chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng được nâng lên. Thực hiện QCDC trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quan tâm thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Qua đó, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và nâng tầm giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, hành trình thực hiện CĐS trong nông nghiệp còn nhiều điểm nghẽn cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân.
(HBĐT) - Trên hành trình "du sơn, ngoạn thủy” vùng hồ Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội khám phá những phiên chợ bên sông. Chợ thường họp từ trước bình minh và không quá kéo dài nên hãy tranh thủ đi chơi chợ bất cứ khi nào gặp dịp.
(HBĐT) - Gian khổ, hiểm nguy, thiếu ăn, mặc, thuốc men và ở trong những căn lán tạm, nhưng "tiếng hát vẫn át tiếng bom”. Đó là những ký ức một thời tuổi trẻ của những cựu thanh niên xung phong (TNXP) thuộc Đội TNXP chống Mỹ cứu nước N111, thực hiện nhiệm vụ mở đường trục huyện Đà Bắc (nay là đường tỉnh 433). Ở tuổi thất thập, họ mong được gặp lại nhau, cùng thăm lại nơi ở và nơi làm việc những năm tháng tại ngũ, chứng kiến sự đổi thay trên tuyến đường huyền thoại này.
(HBĐT) - TP Hòa Bình đã đạt những thành tựu quan trọng trong tiến trình phát triển, nhưng trước nhiều thách thức đang đặt ra cần giải pháp đồng bộ để giải quyết, hướng tới đô thị hiện đại, văn minh, bản sắc, đáng sống, xứng tầm; phấn đấu trở thành đô thị loại II trước năm 2025.
Bài 3 - Hướng tới đô thị hiện đại, văn minh, bản sắc, đáng sống
(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu tạo nên dấu ấn cho thành phố bên sông Đà, trong quá trình phát triển và sáp nhập đơn vị hành chính, đô thị trung tâm của tỉnh phát sinh, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức cần giải quyết để xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Bài 2 - Bước ngoặt sáp nhập và những vấn đề, thách thức đặt ra